Ba cái lăng nhăng
Tú Xưong
Một trà một rượu một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà!
Ba cái lăng nhăng
Tú Xưong
Một trà một rượu một đàn bà,
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà!
Anh,
Anh đi rồi, trời ơi, em ngơ ngẩn như kẻ mất hồn. Em đứng ngồi không yên. Ăn không được, uống cũng không xong. Nhìn ở đâu cũng thấy hình bóng anh. Vừa mới gặp anh đây mà sao em thấy như đã xa anh từ lâu lắm. Nhớ ơi là nhớ. Nhớ đến quặn thắt ruột gan. Nhớ đến trời đất quay cuồng. Phải chi mà có anh ở đây bây giờ, em sẽ không ngượng ngùng, em sẽ ôm anh, sẽ riết lấy anh, sẽ cắn anh, sẽ ăn anh cho đã. Hãy tới cùng em đi, rồi ra sao thì ra. Em sẽ cho anh hết cả em, sẽ đi với anh đến cùng trời cuối đất. Em sẽ, trời ơi, em sẽ chẳng tiếc gì với anh hết. Anh ơi, em yêu anh quá sức.
Hôn anh.
Em
Chàng ngẩn ngơ. Đọc đi, đọc lại lá thư. Ôi những giòng chữ chan chứa yêu đương! Tim đập. Bụng nôn nao. Da thịt bừng bừng. Áp thư vào ngực, nhắm mắt lại, chàng thả rong đầu óc. Nàng đáng yêu, kiều diễm, tình cảm, đam mê, nóng bỏng. Chàng sẽ bay đi gặp nàng. Ngay lập tức!
Tưởng tượng chán, chàng đưa tay rờ rẫm trên từng chữ. Chữ bỗng lay động, đong đưa. Khẽ khều lấy một. Chữ rời giấy, dính vào tay. Chàng cầm được con chữ.
Thả xuống, con chữ trở về chỗ cũ. Thú vị quá, chàng cầm tiếp. Anh. Lại tách khỏi giấy. Chàng đưa gần lên nhìn. Tuyệt diệu! Xuyên qua con chữ là chính chàng. Để anh xuống, chàng cầm em. Ô kìa, nàng. Một nàng tươi tắn, nũng nịu, tha thiết, đôi mắt chất ngất một trời mộng mị. Chàng khều tiếp: nhớ. Trước mắt chàng bây giờ là tím đỏ hồng xanh vàng dao động đan xen nhau quấn quíu nhau quanh khuôn mặt nàng bần thần thoang thoảng đâu đây một điệu nhạc tình quen thuộc.
Chàng thử chộp nhiều chữ một lần. Một chùm bám theo: emngơngẩnnhưkẻmấthồn. Chàng cầm được câu văn. Hào hứng, chàng đưa hết mấy ngón tay khều. Các chùm chữ nối nhau trèo vào. Ôi chao, nàng đi, nàng đứng, nàng ngồi, nàng thay quần mặc áo, nàng cười, nàng buồn, nàng đăm chiêu, nàng ngơ ngẩn, nàng quay quắt, nàng nhớ nhung, nàng nức nở. Chữ đã là nàng!
Cảm động, ngất ngây, chàng trôi vào cơn hôn trầm.
Chữ dần dà rụng hết.
Tỉnh dậy. Tờ giấy vẫn đó. Tưởng như xưa, muốn cầm lấy chữ. Không được. Ngạc nhiên quá, chàng nhìn.
Em ngồi không Nhìn sẽ ăn sẽ, trời ơ icùng đi, rồi raAnh, Phải tciế đến trời cho đã. thấyHãy từ hết ngượng em anh anhđất sẽ chẳng gì thắtở đất quay Nhớruột ent ựr ươuhg ugteợ đã xa byâêt quặnHônđi sẽtrời vớiơi, em Em khôngngẩn như chikẻ mất Anhhồn. Em đứôm ng yên. Ăn cuốiđược, uống Nhớcũng g xong. saoở cùngđâu Nhớcũng hìnhrồi, bóng anh. Vừchia mới đâyem emđi thấy như auhâu yêlắm. ơiđến là nhớ. đếnmà cho anhcù hết gan. anh. tecuồng. mà có khônanh đây bây giờ, em không ngơi, ùng, gặp sẽ anh, sẽ riếtem anh quá lấy anh, sẽ ngơcắn anh, an thì h tới em saora. sẽ cả em, vớsẽi anh trời. Em , . Asứcnh.
Chữ còn. Thư nàng ở đâu?
Nàng thì. Ở một nơi nào đó. Đang chơi.
laptop
Tiffany mười ba tuổi nước da bồ quân, có đầy đủ nét tinh tế tươi mươi của mẹ và vẻ hoang dã đen dòn của cha. Vui lòng, mẹ cô, Vanessa hai mươi chín, bèn tái giá. Cha kế, Kenneth bốn mươi, rất mực yêu vợ và con riêng của vợ.
Lật bật, Tiffany có bồ. Vanessa băn khoăn, Kenneth ỡm ờ. Ngày sinh nhật, Kenneth mua tặng cô một cái laptop mới tinh. Cảm động, Tiffany lên mạng không biết mệt. Cô chat đêm chat ngày. Sau khi thề non hẹn biển với một ai đó trong chatroom, cô bỏ bồ.
Hôm nọ, Vanessa đi shopping về, không thấy con.
Tiffany một đi không trở lại. Cùng lúc, Kenneth biền biệt phương trời.
Vanessa bèn làm bạn với cái laptop.
Laptop
translated by Đặng Thơ Thơ from Laptop (damau.org 14)
Thirteen-year-old Tiffany, plum complexion, inherited all her mom’s fresh daintiness and her dad’s attractively tawny wildness. Delighted, her mom, twenty-nine-year-old Vanessa, then remarried. Stepdad Kenneth was forty, exceptionally fond of his wife and her own daughter.
Hastily, Tiffany started dating. Vanessa worried. Kenneth seemed unconcerned. On her birthday Kenneth gave Tiffany a brand new laptop. Very moved, Tiffany surfed the net tirelessly. She chatted nights and days. After vowing her fidelity to someone in the chatroom, she dumped her boyfriend.
The other day, coming home from shopping, Vanessa caught no sight of her daughter.
Tiffany was gone forever. Mean time, Kenneth was out of sight.
Vanessa then made friends with the laptop.
cụ
từ thuở còn thơ, cụ đã mê những điều lý tưởng. sách vở dạy rằng, mọi lý tưởng đều quy về ba mối: chân, thiện và mỹ.
thế là, cụ miệt mài kinh sử. mới ngoài hai mươi, tên cụ đã vang lừng bốn bể. giữa thời buổi khi nào cũng nhiễu nhương, mọi người hy vọng sẽ được tận mắt chứng kiến thánh nhân ra đời.
lúc lên ba mươi, có người địa phương rụt rè ghé đến: thưa, đã tìm thấy chưa?
cụ đăm chiêu: không sợ tìm không ra. chỉ sợ chân không ra chân, thiện không ra thiện, mỹ không ra mỹ.
lúc đủ bốn mươi, một hiền triết đến từ phương tây.
cụ tặc lưỡi: được chân nhưng chưa có thiện. được thiện nhưng chưa có mỹ. được mỹ nhưng chưa có chân.
lúc chẵn năm mươi, một hiền triết khác đến từ phương đông.
cụ trầm ngâm: trong chân lại lẫn thiện, trong thiện lại lẫn mỹ, trong mỹ lại lẫn chân.
lúc tròn sáu mươi, không thấy ai tìm đến hỏi nữa.
cụ tự nói một mình, giọng đầy chứng ngộ: thế là xong.
một ngày nọ, người ta thấy cụ trần truồng chạy khắp phố phường, vừa cười vừa la, giọng vô cùng sảng khoái: eureka eureka eureka…eu…re…ka.(1)
thiên hạ hồ hởi chạy theo. cụ không nói năng gì, đứng giạng chân, gồng sức già dùng cả mười ngón tay vạch đất viết xuống từng nét một bạo liệt, sắc sảo:
眞 善 美
cả ba chữ đều lấp lánh như có hào quang.
viết xong, không nói gì thêm, cụ lăn đùng ra, thăng.
_________________________________________________
(1) “Tìm ra rồi”, được quy cho là lời của Archimedes (287-212 trước Công Nguyên) la lên khi đột nhiên tìm ra sức đẩy của nước
Eureka
translated by Trần Ngọc Cư from “Cụ” (damau.org 14)
Since his childhood, the wise man had been enamored of high ideals. He learned from books that all ideals would lead to these three things: truth, goodness and beauty. Therefore, he buried himself in book reading.
At the age of a little over 20, he had become very famous. Amid perpetual upheavals of his times, people had hoped to see for themselves the birth of a savior sage.
When he reached thirty, a fellow villager ventured to come close to him: “Sir, have you found them yet?”
Deeply in thought, he replied: “I do not fear not to be able to find them. What I fear the most is that I should come up with half-baked truth, half-baked goodness and half-baked beauty.”
At his forty, came a sage from the West. He smacked his tongue: “I’ve found truth without goodness, goodness without beauty, and beauty without truth.”
At his fifty, came a philosopher from the East. He remarked: “All I’ve found is that goodness is inherent in truth, beauty inherent in goodness, and truth inherent in beauty.”
As he turned sixty, nobody came. He said to himself in a tone full of enlightenment: “It’s been done.”
One day, he was seen running naked in the street, laughing and shouting in a voice of extreme contentment: “eureka eureka eureka…eu…re…ka. (1)
People were cheerfully following him when he stopped and, without a word, straddled his feet to summon his elderly strength and, with his ten fingers, wrote these characters down on the ground, one sharp and strong stroke after another:
眞 善 美
All the three words were sparkling as if having halos around them.
No sooner had the wise man finished writing than he dropped dead without saying a word.
———————————————————————————————-
(1) “I have found it,” a cry of triumph on a discovery, attributed to Archimedes (287-212 BC) as he found the upward force exerted on an object in water
Bush
Trước khi rời Việt Nam đi Indonesia (1), Bush nói với Nguyễn Tấn Dũng, giọng thán phục:
- Xứ sở ngài là một xứ sở tuyệt vời, nơi người dân không phải mất công nói lên những điều họ nghĩ, vừa tốn thì giờ vừa tốn ngân sách.
Đến Jakarta, Bush chỉ vào đám biểu tình la ó chống Bush bên ngoài dinh, nói với Susilo Bambang Yudhoyono, giọng phấn chấn:
- Xứ sở Ngài là một xứ sở tuyệt vời, nơi mà ai cũng có thể tự do nói lên những điều họ nghĩ, để giúp ngài tìm ra những quyết định đúng đắn.
Tối về, Bush tâm sự với Laura:
- Không có nơi nào tuyệt vời bằng đất nước chúng ta, nơi mà ta có thể tự do nói lên những điều mình không nghĩ và tự do nghĩ đến những điều mình không nói.
- Em yêu anh, George!
(12/06)
Ghi chú: (1) Tổng thống Bush qua Việt Nam để tham dự Hội Nghị Hợp Tác Kinh tế Chấu Á Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation) tháng 11/2006
Flash Fiction
Tran Doan Nho
Bush
translated by Đặng Thơ Thơ from Bush (damau.org 16)
Before leaving Vietnam for Indonesia, Bush said to Nguyễn Tấn Dũng, admiringly:
“Your country is a wonderful place, where people don’t have to waste their energy speaking their mind, just a waste of time and national budget.”
Upon arriving in Jakarta, pointing at the booing anti-Bush crowd outside the palace, Bush said to Susilo Bambang Yudhoyon, high-spiritedly:
“Your country is a wonderful place, where anyone can freely speak up what (s)he is thinking, to help you make right decisions.”
At night, Bush confided to Laura in bed:
“There’s no place as wonderful as our country, where we can freely say what we don’t think, and freely think what we don’t say.”
“Oh, I love you, George!”
kéo
Lúc mới tỏ tình, chàng mua tặng nàng bản nhạc “Tấm ảnh ngày xưa” và cuộn chỉ mới toanh.
“Thời gian bây giờ là trong tay em. Một cuộn là một đời người”, chàng âu yếm nói.
Sốt ruột, nàng bóc tem, bắt đầu kéo. Vui, kéo. Buồn, lại kéo. Chán, kéo. Hy vọng, lại kéo…
Bẵng đi khá lâu, cho đến một hôm. “Tiếc quá anh ơi, cuộn chỉ chỉ còn có một đoạn ngắn. Phải chi…”, nàng than thở.
“Không sao, anh sẽ đi mua cho em một cuộn chỉ mới. Biết đâu…”, chàng an ủi.
Chàng với tay lấy chiếc gậy, ra đi.
Nàng mân mê cuộn chỉ cũ trong tay, lòng bâng khuâng, hóng ra bên ngoài, chờ đợi.
Mải không thấy chàng về.
(12/06)
lợi dụng
(truyện này đã đi trên Da Màu vào đúng ngày bầu cử 4/11/2008)
Thế là, đúng như các thăm dò dư luận (vốn rất phổ biến trong các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ) tiên đoán, Obama đắc cử tổng thống. Đắc cử vẻ vang, với số phiếu cao hơn hẳn tỷ lệ lạc quan nhất mà các thăm dò dư luận tiên đoán. Nhân dân Mỹ, nhất là cộng đồng da đen và giới trẻ, hân hoan. Toàn thế giới cũng hân hoan không kém, từ các nước  châu cho đến các nước Trung Đông, và đặc biệt là nhân dân Phi Châu, nhất là tại Kenya (quê nội của Obama). Ở đây, cả làng thức suốt hết đêm này qua đêm khác mở hội, ăn nhậu nhảy múa vui mừng. Tất cả đều hy vọng một nước Mỹ đổi mới, thân thiện, hào phóng và nhất là không có giọng kẻ cả đàn anh, lúc nào cũng hăm he điều này điều nọ, không những với các kẻ thù (hoặc bi xem là kẻ thù) mà còn cả với các bạn đồng minh đồng thời cũng là nước xiển dương tự do dân chủ..
Một thời gian ngắn sau khi làm lễ nhậm chức và sau khi công bố một loạt quyết định khẩn cấp, thiết định lại toàn bộ cơ cấu quốc gia, Tòa Bạch Ốc tổ chức một cuộc họp báo đặc biệt. Theo quy định, các phóng viên có mặt chỉ được đọc lên những câu hỏi đã được nộp trước tại Tòa Bạch Ốc. Xin ghi lại các câu hỏi và trả lời như sau:
- Tại sao tân Tổng Thống lại cho bắt cựu Tổng Thống Bush và cựu Phó Tổng Thống Cheney?
- Vì họ đã lợi dụng quyền hành của vai trò tổng thống và phó tổng thống. Trong thời gian 8 năm cầm quyền, cả hai đã làm nhiều điều sai trái, làm tổn thương nặng nề đến quyền lợi, danh dự và uy tín của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Họ thích đưa quân vào đâu là đưa, thích viện trợ cho nước nào là viện trợ, thích cúp viện trợ nước nào là cúp, thịch dọa nạt ai là dọa, thích giảm thuế là giảm thuế. Họ lợi dụng quyền phủ quyết để phủ quyết tất cả những đạo luật đi ngược lại chủ trương sai lầm của họ
- Ông Mc Cain và bà Palin chỉ là ứng cử viên và đã thất cử nặng nề, tại sao họ cũng bị bắt vào tù?
- Vì họ lợi dụng cơ chế đa nguyên đa đảng, lợi dụng lập trường bảo thủ, lạc hậu của một thiểu số quần chúng để chia rẻ đất nước, khiến cho quốc gia phải tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền bạc và năng lực để chận đứng tham vọng của họ muốn tiếp nối chính sách sai lầm của Bush và Cheney.
- Cựu tổng thống Clinton và cựu đệ nhất phu nhân Hilary, cả hai vị đó đều tích cực vận động cho tổng thống đánh bại liên danh McCain-Palin, cũng vào tù.
- Họ lợi dụng danh nghĩa cựu tổng thống và cựu đệ nhất phu nhân để cản trở con đường đổi mới của nhân dân Hoa Kỳ. Họ là một thứ McCain-Palin đội lốt Dân Chủ.
- Chủ tịch hạ viện, bà Pelosi và cả chủ tịch khối đa số ở thượng viện, thượng nghị sĩ Reid, cũng bị tù. Họ cùng đảng với tổng thống và đã nhiệt tình ủng hộ tổng thống ngay từ đầu mà?
- Đúng là họ đã ủng hộ tổng thống. Nhưng với thói quen dân chủ tùy tiện, chúng tôi biết chắc chắn rằng họ sẽ lợi dụng dân chủ để chống lại tổng thống, chống lại đất nước một lúc nào đó trong tương lai.
- Sao ngài biết họ “sẽ”…
- “Đã” và “sẽ” không có gì khác nhau. Hiện nay thì họ “chưa”. Mọi người ở xứ sở này đều nhiễm thói quen lợi dụng. Thành thử, đối với chúng tôi, “đã”, “chưa” và “sẽ” chỉ là một.
- Các nghiệp đoàn tự do cũng bị giải tán. Vì sao?
- Họ lợi dụng quyền tự do đình công để khi thì đòi tăng lương khi thì đòi giảm giờ làm, làm xáo trộn đời sống xã hội và sinh hoạt kinh tế của đất nước.
- Các hội đoàn, tổ chức tôn giáo cũng vậy, bị cấm hoặc bị giải tán?
- Họ lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng để đòi quyền lợi không chính đáng, bất hợp pháp, lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
- Báo chí là một trong đệ tứ quyền, và là một trong những quyền lực giúp chính phủ và quốc hội khỏi đi đến chỗ lạm quyền. Vậy tại sao tổng thống cho đóng cửa đồng loạt tất cả các tờ báo ở Hoa Kỳ, kêu gọi trình diện FBI tất cả các phóng viên, kể cả phóng viên của những tờ báo ủng hộ tổng thống?
- Tất cả các tờ báo cho đến nay đều lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, thích ca tụng ai là ca tụng, thậm chí có lúc còn ca tụng cả kẻ thù của tổ quốc, thích chỉ trích ai là chỉ trích kể cả chỉ trích chính quyền và cả cá nhân tổng thống là người lãnh đạo quốc gia.
- Trước đây, trong thời gian tranh cử, tổng thống chỉ trích mạnh mẽ chính quyền và cựu tổng thống. Có phải như thế cũng là lợi dụng?
- Không. Tổng thống trước chỉ đại diện cho một thiểu số, đương kim tổng thống là đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân dân.Khi chính quyền và nhân dân là một thì không thể nói đến chuyện lợi dụng.
- Quyền của báo chí đã được quy định rõ ràng trong Hiến Pháp.
- Quyền là quyền. Ở đây không phải là chuyện quyền, mà là chuyện lợi dụng. Dưới chính thể Obama, tất cả mọi lợi dụng đều phải chấm dứt.
- Làm sao phân biệt được giữa lợi dụng và tự do?
- Tự do đầy đủ và đích thực là chọn đi ở lề đã quy định, đi lề khác là lợi dụng. Lợi dụng là đánh mất tự do.
- Nếu tổng thống quyết định bắt tất cả các đối thủ chính trị, đóng cửa tất cả các tờ báo, giải tán tất cả các nghiệp đoàn…thì Hiến Pháp của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ sẽ bị hủy bỏ?
- Không. Hiến Pháp vẫn còn đó. Hiến Pháp là Hiến Pháp. Tất cả những điều đó không có gì vi phạm Hiến Pháp cả. Lợi dụng tự do dân chủ mới là vi phạm Hiến Pháp.
- Hiến Pháp bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do hội họp và lập hội, tự do đa nguyên đa đảng, thưa ngài.
- Dưới sự lãnh đạo của tổng thống mới, nước ta vẫn có đủ thứ quyền, không những thế, quyền đó còn được nâng cao thêm một bậc, đó là quyền tự do báo chí, tự do phát biểu, tự do hội họp và lập hội, tự do thành lập nghiệp đoàn, tự danh theo đạo và hành đạo, hơn thế nữa, được tự do không theo đạo nào… Mọi sai lầm của đất nước này xuất phát từ chuyện lợi dụng. Hiến Pháp không phải là cái xác chết để cho ai cũng có quyền lợi dụng.
Đến đây, đại dỉện Tòa Bạch Ốc đứng dậy:
- Thời gian dành cho buổi họp báo đã hết. Tôi tuyên bố buổi họp báo đến đây chấm dứt. Chào quý vị.
Nói xong, ông ta bước đi. Một ký giả vội vã tiến tới máy phóng thanh, giọng bực tức:
- Thưa ngài, tôi ..tôi không thỏa mãn với câu trả lời..tôi xin hỏi…
- Cuộc họp báo đã chấm dứt. Ông không được quyền lợi dụng…
- Thưa, tôi không lợi dụng…tôi chỉ hỏi…
- Đặt câu hỏi khi cuộc họp báo đã chấm dứt cũng là lợi dụng: lợi dụng quyền đặt câu hỏi.
Nói xong, ông ta quay lưng đi một mạch vào cửa bên hông Tòa Bạch Ốc. Các ký giả nhìn theo, ngẩn ngơ.
Đây là cuộc họp báo đầu tiên và cũng là cuối cùng dưới triều đại Obama. Vì không ai biết đến lúc nào thì người ta mới tổ chức cuộc họp báo lần thứ hai.
Một thời gian ngắn sau, không cần một kế hoạch đại nhảy vọt nào, Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ bắt kịp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên mọi phương diện.
(10/2008)
Nhà văn Nguyễn Bá Trác, bút hiệu Tiêu Đẩu đã đóng góp nhiều công trình biên soạn được đăng tải trên báo Nam Phong và xuất bản nhiều tác phẩm vào tiền bán thế kỷ XX nhưng trải qua nhiều thập niên, tên tuổi của ông chỉ được nhắc đến qua bài thơ Hồ Trường.
Bước vào năm Ất Dậu, nhân 60 năm ngày mất của ông, chúng tôi đề cập đến hình ảnh người quá cố đã có công đóng góp cho nền văn học và lịch sử đất nước nhưng bị phôi phai theo thời gian. Đây chỉ là bài viết có tính cách tổng quát về tác giả và bài thơ được đăng tải trên tờ Nam Phong vào đầu thập niên 20, được sao chép lại và lưu truyền rộng rãi nhưng được bàn cãi khá nhiều qua nguyên tác của nó, vấn đề nầy xin nhường cho những nhà nghiên cứu văn học, chúng tôi ghi nhận những điều qua sách báo.
Đôi Dòng Về Tác Giả
Nguyễn Bá Trác sinh năm Tân Tỵ, 1881 tại làng Bảo An, Điện Bàn, Quảng Nam. Địa danh làng nầy đã được đề cập trong bài viết về nhà văn Phan Khôi (1887-1959) ở vùng đất Gò Nổi gồm có các làng Tư Phú, Bảo An, La Kham, Xuân Đài, Trường Giang, Đông Bàn, Phú Bông… vùng đất đã mang lại niềm tự hào cho quê hương Quảng Nam vì đã sản sinh ra những nhân vật gắn liền với lịch sử và văn học nước nhà.
Thuở nhỏ ông theo học ở Quảng Nam, năm 1906, ông đỗ Cử nhân ở Huế. Hưởng ứng lời kêu gọi của các nhà ái quốc trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và Duy Tân của Phan Chu Trinh và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, ông ra Hà Nội học tiếng Pháp và năm 1908, ông tìm cách theo du học sinh sang Nhật. Khi chính phủ Nhật giải tán học sinh du học, ông sang Trung Hoa rồi trở về Việt Nam năm 1914.
Ông làm Chủ Bút phần Hán văn tờ Cộng Thị Báo từ năm 1914 đến 1916.
Năm 1917, dưới sự bảo trợ của Louis Marty, Phạm Quỳnh sáng lập Nam Phong tạp chí, Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút và Nguyễn Bá Trác đảm trách Chủ Bút phần Hán văn.
Rời tờ Nam Phong, ông làm Tá Lý Bộ Học ở Huế, Tuần Phủ ở Quảng Ngãi và Tổng Đốc Thanh Hóa, Bình Định. Tháng 8 năm 1945, Việt Minh cướp chính quyền, ông bị xử bắn ở Quy Nhơn, Phạm Quỳnh (1892-1945) bị xử bắn ở Huế.
Ngoài nhiều bài viết trên tờ Nam Phong, Nguyễn Bá Trác đã biên soạn nhiều tác phẩm: Ngoài hai bộ sách Cổ Học Viện Thư Tịch Thủ Sách cùng với Nguyễn Tiên Khiêm gồm 11 quyển, ấn hành năm 1921, và Hoàng Việt Giáp Tý Niên Biểu, ấn hành năm 1925, còn có Bàn Về Học Thuật Nước Tàu
(1918), Hạn Mạn Du Ký (1920), Bàn Về Hán Học (1920), Hương Giang Mộng (1920), Ngã An Nam Dân Tộc Nam Tiến Chi Lịch Sử (1921), Mấy Lời Chung Cáo Của Các Nhà Nho (1921), Nguyễn Bá Học Tiên Sinh Chi Lược Sử Cập Kỳ Di Ngôn (1921), Du Thanh Hòa Ký (19210, Hán Học Văn Học
Khảo (1917-1932)…
Hồ Trường
GS Thanh Lãng nhận định: “Muốn hiểu văn học việt Nam thời kỳ 1913-1932 không gì tốt cho bằng nhìn vào Nam Phong. Nam Phong là một tạp chí có ảnh hưởng sâu rộng, giữ địa vị của một Hàn Lâm Viện, kết nạp tất cả mọi ngành đương thời”. Nhiều quan niệm cho rằng Nam Phong là công cụ do
Phủ Toàn Quyền sáng lập nhưng không thể phủ nhận giá trị của nó trong lịch sử báo chí, văn học mà Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác giữ vai trò quan trọng. Tiếc rằng tài liệu về Nam Phong không còn lưu trữ nên khó nhận định, và ngay cả bài thơ Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác rất nổi danh đã bị tam sao thất bổn.
Nguyễn Bá Trác viết thiên ký sự Hạn Mạn Du Ký (HMDK) bằng Hán văn, đăng trên báo Nam Phong rồi tác giả dịch ra Việt ngữ, đăng tải lại trên Nam Phong từ số 38 đến 43 trong năm 1920. Tác phẩm Hạn Mạn Du Ký, Đông Kinh ấn quán xuất bản, Hà Nội, 1921, gồm 14 chương, dày 294 trang. Bìa sách có in “Lời ký của một người đi chơi phiếm Xiêm – Tàu – Nhật Bản…”. Trong tác phẩm nầy thì cuộc hành trình 6 năm, tác giả khởi hành từ miền Trung VN sang Thái Lan, đến Trung Hoa rồi sang Nhật, trở lại Trung Hoa, ghé Hồng Kông rỗi trở về Việt Nam.
Bài thơ Hồ Trường ra đời khi Nguyễn Bá Trác lưu lạc Trung Hoa và đứng trước hoàn cảnh trớ trêu giữa bản thân và đất nước, bắt gặp bài ca phù hợp với tâm trạng tạo thành ý thơ. Nếu có tài liệu từ tạp chí Nam Phong và tác phẩm HMDK để chép lại thì bài thơ Hồ Trường không tốn nhiều bút mực trong những thập niên qua.
Trong quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu Giản Ước Tân Biên của GS Phạm Thế Ngũ, Sài Gòn 1965, đề cập đến giai đoạn tác giả bài thơ Hồ Trường và bài thơ (xin đánh dấu ngoặc kép những chữ qua các bản văn thay đổi):
Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường,
Hà tất tiêu dao bốn bể luân lạc tha “phương”,
Trời Nam “ngàn” dặm thẳm, mây nước một màu sương.
Học “chẳng” thành công chẳng lập, trai trẻ bao “lâu” mà đầu bạc, trăm
năm thân thế bóng tà dương.
Vỗ “tay” mà hát, nghiêng bầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ, lại
đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường, hồ trường, ta biết rót về đâu?
Rót về Đông phương, nước bể Đông chảy xiết sinh cuồng lạn
Rót vế Tây phương, mưa Tây “rơi” từng trận chứa chan.
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chạy cát dương.
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt, có người quá chén như điên như
cuồng.
Nào ai tỉnh nào ai say.
Chí ta cho biết lòng ta ta hay.
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
Trong tác phẩm Chơi Chữ của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Sài Gòn 1970, một vị thâm nho không nêu tên tác giả Hồ Trường mà dẫn chứng câu chuyện gắn liền với hoàn cảnh với bài thơ vừa khí khái vừa ngông. So với bản của Phạm Thế Ngũ trong vòng kép và bản của Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, chỉ khác nhau vài chữ như: chữ hương thay chữ phương, nghìn thay ngàn, không thay chẳng, lăm thay lâu, sơn thay rơi và vài dấu chấm, dấu phảy, dấu chấm hỏi ở cuối câu.
Trong quyển Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại 1880-1965 của Trần Tuấn Kiệt, Sài Gòn 1968, cũng chỉ khác nhau vài chữ trong những câu trên, trong đó có chữ “bẻ cật” mà LN Phùng Tất Đắc cho rằng sai vì tác giả muốn mượn chữ theo điển tích ngày xưa chứ không phải gan cật. Đến phần cuối, ở câu:
“Rót về Nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén như điên như cuồng” thì bài thơ lại chấm dứt với câu:
“Rót về Nam Phương
Trời Nam nghìn dặm thẳng
Non nước một màu sương
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Có người quá chén như điên như cuồng”.
Sau hai thập niên ở hải ngoại, vào giữa năm 1998, tạp chí Thế Kỷ 21 đề cập lại bài thơ Hồ Trường. Thế Kỷ 21 số 115 tháng 11-1998, trong mục Bạn Đọc Viết đăng tải bài Hồ Trường do Tôn Thất Hanh ở Canada gởi cuốn băng cassette do chính ái nữ của Nguyễn Bá Trác thực hiện qua giọng ngâm của
Lệ Ba. Trong cuốn băng đó có lời của ái nữ Nguyễn Bá Trác nhắn nhủ hai người con: “Bài thơ Hồ Trường là bài thơ chí khí của ông ngoại, nhưng mà đó cũng là chí khí muôn đời của thanh niên”.
So với bản của Phạm Thế Ngũ thì khác nhau ở câu đầu thêm chữ đại “Đại trượng phu”, câu thứ 3 “Chí chưa thành danh chưa đạt”, câu 4 với chữ “gươm”, “người”, câu 8 với chữ “biển”, “loạn”, câu 9 với chữ “phương Tây”, câu 9 với chữ “đá chạy cát giương”, câu 13 với chữ “Lòng ta ta biết, chí ta ta hay” và câu cuối với chữ “ư”.
Trên tờ Vietnam Weekly News, ngày 4 tháng 9-1998, bài viết của Nguyễn Đắc Khoa cũng dựa vào các bài vừa được đăng tải rồi đề cập đến bài thơ được nghe để luận bàn.
Trên tờ Khởi Hành Xuân Canh Thìn, số 39 & 40 tháng 1 & 2 năm 2000 có đề cập đến 4 ấn bản bài thơ Hồ Trường (2 ấn bản trước năm 1975 và 2 ấn bản vào năm 1998) trong đó có bài của Đông Trình trên tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày 7 tháng 6-1998 mà Đông Trình ghi nhận từ Nguyễn Văn Xuân đọc từ Hạn Mạn Du Ký. Đây cũng là tài liệu nghiên cứu văn học để dẫn chứng và tế nhị vì không kết luận ấn bản nào chính xác.
Nhìn chung, bài thơ Hồ Trường sau nầy chép lại đã ngắt và xuống dòng và dựa vào sự khác nhau đó để diễn giải cho có phần linh động. Nếu dựa vào những chữ đã để trong ngoặc kép qua các chữ khác nhau, không có gì lệch lạc nhiều, chỉ có chữ “bẻ cật” với “bẻ cột” mà theo Lãng Nhân Phùng Tất Đắc dựa vào điển tích từ thời Trụ Vương ở Trung Hoa “Xé gan là hành động của Tỷ Can, bẻ cột là hành động của Chu Văn” thể hiện hào khí của bậc trung thần không chịu khuất phục dưới bạo chúa do Đắc Kỷ lung lạc.
Nguyễn Bá Trác dựa từ bài hát theo lối biền ngẫu của Trung Hoa, qua tác phẩm khi viết bằng Hán văn không ai đề cập tác giả chỉ nói về ý nghĩa hay sáng tác thành thơ nhưng khi chuyển thành Việt ngữ tác giả dệt thành áng thơ lưu lại tên tuổi của mình. Thế nhưng, còn có sự nhầm lẫn giữa Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác với Tuyết Huy Dương Bá Trạc (1884-1944) vì Dương Bá Trạc (bào huynh GS Dương Quảng Hàm), ông là nhà nho yêu nước, cùng với Tây Hồ Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám và các sĩ phu chống Pháp, bị Pháp kết án 15 năm tù biệt xứ, sau đó bị Nhật đưa sang Singapore. Dương Bá Trạc cũng là nhà văn có các tác phẩm ấn hành giữa thập niên 20 cùng thời điểm với Nguyễn Bá Trác. Theo Vũ ngọc Phan trong Nhà Văn Hiện Đại: “Ngay hồi Nam Phong tạp chí mới ra đời, Dương Bá Trạc đã có nhiều bài ký biệt hiệu là Tuyết Huy… ông còn là thi sĩ, tác giả hai tập thơ: Trai Lành Gái Tốt và Nét Mực Tình”. Có lẽ dựa nghiệp dĩ và tâm trạng con người có tài nhưng chán ngán trước cảnh đời, sinh bất phùng thời mới mượn bầu rượu nhập vào ý thơ hào khí ngất trời trước thời thế đổi thay nên tưởng nhầm Dương Bá Trạc là tác giả. Cách đây vài năm, có bài viết “Biến Thể Ngông Bài Hồ Trường”, tác giả dẫn giải và nhầm lẫn bài thơ đó của Dương Bá Trạc rồi chỉ trích, thật oan cho nhà văn ái quốc Dương Bá Trạc!
Tiếc rằng sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bá Trác không được nhắc nhở, chỉ còn bài thơ rất hay, đóng góp áng thơ tuyệt vời trong kho tàng thi ca Việt Nam nhưng bị tam sao thất bổn mà các nhà nghiên cứu văn học trong cùng thế kỷ chưa minh chứng để lưu lại hậu thế!.
Hồ Trường là nậm rượu, bầu rượu hình dáng như trái bầu mà người xưa thường dùng nó để đựng rượu, bài thơ Hồ Trường có câu “nghiêng bầu mà hỏi”. Trong văn hóa Đông phương, điển hình như Trung Hoa, có nhiều loại cho đồ đựng rượu và uống rượu là nghệ thuật tạo hình trải dài qua mấy nghìn năm. Từ vật dụng đựng rượu có sẵn trong thiên nhiên như gỗ, tre, sừng, vỏ ốc, quả bầu (hồ lô) đến vật dụng được chế biến từ đất nung, sành sứ, kim loại, thủy tinh… theo tiến trình văn minh của con người sáng tạo ra nhiều loại khác nhau và mỗi loại lại có hình dáng riêng của nó.
Ngày nay, có nhiều thứ trở thành đồ cổ quý giá với lai lịch của nó hình thành trong mỗi triều đại. Hình ảnh bầu rượu được buộc dải lụa ở nước ta được thấy trên các mái đình, miếu, am và trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội, điện Thái Hòa, Thế Miếu, Ngọ Môn ở Huế… còn lưu lại hình ảnh nầy. Từ thời xa xưa, quả bầu được xem như biểu tượng thiêng liêng đựng nước thiêng rồi sau đó đựng thức uống rất quý là rượu. Hình ảnh “bầu rượu túi thơ” được minh họa qua nhân vật nổi danh như Lã Đồng Tân, Lý Thiết Quảng, Lý Bạch, Lưu Linh… trở thành quen thuộc qua nhiều thế kỷ ở Đông phương. Bìa thi phẩm Mây của Vũ Hoàng Chương do Tô Ngọc Vân vẽ bầu rượu đựng túi mây phiêu bồng mô tả tâm hồn thi nhân nơi trần gian.
Trong thi ca Trung Hoa và Việt Nam, có hàng trăm bài thơ đề cập đến rượu, có bài nhắc đến tên rượu, có bài thể hiện ở nội dung… Nguyễn Bá Trác dùng vật dụng là tựa đề cho bài thơ, vừa hay về âm điệu vừa gợi hình ảnh đồ dùng của loại men nồng, trở thành nét đẹp trong nghệ thuật tạo hình.
Trong khi đợi nguyên bản bài thơ Hồ Trường để xác minh, tạm thời căn cứ vào bài thơ do ái nữ của người quá cố để khỏi phụ lòng người thân:
Hồ Trường
Đại trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường
Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương
Trời Nam nghìn dặm thẳm
Non nước một màu sương
Chí chưa thành, danh chưa đạt
Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc
Trăm năm thân thế bóng tà dương
Vỗ gươm mà hát
Nghiêng bầu mà hỏi
Trời đất mang mang ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường!
Ta biết rót về đâu
Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy xiết sinh cuồng loạn
Rót về Tây phương, mưa phương Tây từng trận chứa chan
Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá giương
Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng.
Nào ai tỉnh, nào ai hay
Lòng ta ta biết, chí ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ
Hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
Bước vào năm Ất Dậu 2005, đúng vào chu kỳ 60 năm, ngày mất của Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác, với cái nhìn khách quan và vô tư trên lãnh vực văn học, chúng tôi ghi lại để tưởng nhớ bậc tiền bối đã có công đóng góp trong thời kỳ báo chí còn phôi thai và giai đoạn trưởng thành của chữ Quốc ngữ.
Vương Trùng Dương
Nhà biên khảo Phạm Hoàng Quân đã chép lại nguyên bản trích từ Nam Phong tạp chí số 41 năm 1920. Trang 400 – 401 (giữ nguyên các lỗi sai so với chính tả ngày nay)
Lời ca Hồ trường
Trượng phu không hay sé gan bẻ cột phù cương thường;
Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương
Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay
Nam nhi sự ngiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
Nguyên Tác Nam Phương Ca Khúc:
Trượng phu sanh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thường
Tiêu dao tứ hải, hồ vị hồ thử hương
Hồi đầu nam vọng mạc vô cực hề, thiên vân nhất sắc đồ thương thương
Lập công bất thành, học bất tựu, thiếu tráng hữu cơ thời hề, toạ thị bách niên thân thế khu âm dương
Phủ chưởng cuồng ca vấn tư thế, mang mang thiên địa, an đắc tri nhất tri kỷ (4) hề, , thí lai đối chước hữu dư thương.
Dư thương trịch hướng đông minh thủy, đông minh chi thủy vạn đội khởi cuồng lan
Dư thương trịch hướng tây sơn vũ, tây sơn chi vũ nhất trận hà uông dương
Dư thương trịch hướng bắc phong khứ, bắc phong dương sa tẩu thạch phi thù phương
Dư thương trịch hướng nam thiên vụ, vụ trung hữu nhân khai khẩu nhất ẩm cừ nhiên túy
Thiên địa vũ trụ hồn tương vong, dư bất túy hĩ, dư hành dư chí
Nam nhi tự cổ sự tang bồng, hà tất cùng sầu khấp phần tử
Dịch nghĩa:
Kẻ trượng phu sống mà không vạch gan, bẻ cột lo giềng mối cho đời
Rong chơi bốn biển, quê hương ở nơi đâu?
Quay đầu trông về nam, miệt mù vậy hỉ! Trời mây nối màu xanh ngắt
Lập công chẳng được, học không xong, trai trẻ có bao lâu, ngồi ngó trăm năm, thân đuổi cuộc sớm chiều.
Vỗ tay hát khùng, hỏi đời kia, đất trời mờ mịt vậy, một người tri kỷ tìm ở đâu, thử đến giúp ta rót chén rượu này
Ta quăng chén rượu đầy trộn nước biển đông, nước biển đông nổi cuộn vạn lớp sóng
Ta quăng chén rượu đầy vào mưa núi tây, mưa núi tây một trận sao lênh láng
Ta quăng chén rượu đầy đuổi theo gió bắc, gió bắc tung cát lăn đá bay nơi khác
Ta quăng chén rượu đầy vào mây mù trời nam, trong mây mù có người há miệng điềm nhiên say tràn
Trời đất dọc ngang đều mất hết, sao ta không say, chí ta thời ta làm
Từ xưa nam nhi đuổi theo tang bồng, cớ gì sùi sụt sầu cố hương.
I
Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lại thuở ba đông.
Lâm tuyền ai rặng già làm khách,
Tài đống lương cao ắt cả dùng.
II
Đống lương tài có mấy bằng mày
Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay
Cội rễ bên đời chẳng động.
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.
III
Tuyết sương thấy đã tặng nhiều ngày,
Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay
Hổ phách phục linh nhìn mới biết
Dành còn để trợ dâu này.
.
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ ân chi thế nghị khen
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta năm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi sao chẳng sớm toan,
Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi.
Muôn chung chín vạc làm gì,
Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi.
Đồng, Nguyên để tiếng trên đời,
Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan.
Lại kia trên núi Thú San,
Di, Tề nhịn đói chẳng màng thóc Chu.
Hai đàng khó sánh hiền ngu,
Đêu làm cho thoả được như ý mình.
Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tôt tươi khô héo tuần hoàn đổi thay,
Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.
Biển rung gió bấc thế bừng bừng,
Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng.
Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,
Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng.
Quan hà hiểm yếu trời kia đặt,
Hào kiệt công danh đất ấy từng.
Việc nước quay đầu ôi đã vắng,
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.
Nguyễn Đình Hồ dịch.
09/07/20
Phạm Thị Hoài
Sao chính phủ không cách chức nhân dân
Và bầu một nhân dân khác
Có phải tiện hơn không?
Lần đầu tiên nghe đọc những câu thơ ấy của Bertolt Brecht, tôi không hiểu. Không hiểu nó nói gì. Không hiểu vì sao ở Đông Berlin, người ta đọc nó ngưỡng mộ mà phải kìm giọng thế. Brecht là tác gia có kịch diễn quanh năm, sách in bạt ngàn tại Cộng hoà Dân chủ Đức. Một bông hoa ngoại cỡ cài trên ve áo chế độ. Sao thơ ấy phải thầm thì đọc? Hành trang tinh thần của một sinh viên đến từ miền Bắc Việt Nam cuối những năm 70 không đủ cho tôi hiểu. Mùa thực tập đầu tiên trong Lưu trữ Di cảo Văn học Bertolt Brecht cũng không giúp tôi hiểu nhiều hơn. Chuyên chính vô sản có trật tự của nó: hoa cài ve áo có thể gỡ xuống, áo tất nhiên có thể thay, chỉ người mặc áo là không thể thay đổi. Cái trật tự vững như bàn thạch ấy không phải để hiểu.
Toàn văn bài thơ của Brecht như sau:
Bertolt Brecht
Giải pháp
Sau cuộc nổi dậy tháng Sáu ngày mười bảy
Bí thư Hội Nhà văn cho rải
truyền đơn ở Đại lộ Stalin
Nói nhân dân đã đánh tuột lòng tin
của chính phủ. Chỉ có cách lao động
gấp đôi. Mới mong khôi phục lại.
Sao chính phủ không cách chức nhân dân
Và bầu một nhân dân khác
Nguyên bản tiếng Đức:
Die Lösung
Nach dem Aufstand des 17. Juni
Ließ der Sekretär des Schriftstellerverbands
In der Stalinallee Flugblätter verteilen
Auf denen zu lesen war, dass das Volk
Das Vertrauen der Regierung verscherzt habe
Und es nur durch verdoppelte Arbeit
Zurückerobern könne. Wäre es da
Nicht doch einfacher, die Regierung
Löste das Volk auf und
Wählte ein anderes?
Song bài thơ này, được thần tượng như một lời phê phán sắc nhọn đầy tính giễu cợt đặc trưng cho phong cách Brecht đối với nhà cầm quyền Đông Đức, không phải là tuyên ngôn chính thức của tác gia lỗi lạc ấy. Nó được viết mấy tuần sau sự kiện 17 tháng Sáu năm 1953, nhưng 11 năm sau, khi ông đã qua đời 8 năm, mới xuất hiện trong Toàn tập Brecht năm 1964.
Còn phát ngôn chính thức của Brecht về sự kiện này thì sao?
*
Ngày 17 tháng Sáu 1953, cuộc nổi dậy chống chính quyền với quy mô lớn đầu tiên trong Khối Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu, bước đi đầu tiên về hướng Solidarnosc, diễn ra tại Cộng hoà Dân chủ Đức. Những hoạt động thanh tẩy trong nội bộ giới lãnh đạo chính trị, khủng bố những người bất đồng chính kiến, trấn áp tôn giáo, kiểm soát thanh niên, tình trạng thực phẩm khan hiếm và đắt đỏ đi liền với chính sách vụ thành tích, nâng chỉ tiêu lao động, gặp thời điểm những dấu hiệu nới lỏng đường lối đầu tiên xuất hiện sau khi Stalin qua đời, đã đẩy hơn 1 triệu người dân Đông Đức xuống đường biểu tình và phản kháng. Chính phủ Đông Đức rút về náu tại Berlin Karlshorst, tổng hành dinh của quân đội Liên Xô đóng tại Đông Đức, cầu cứu quân đội của một quốc gia khác ra tay đàn áp nhân dân mình. Xe tăng và Hồng quân Xô-viết đã giải quyết phần còn lại, như 3 năm sau tại Hungary, 15 năm sau tại Praha.
Ngay trong ngày 17 tháng Sáu ấy, Brecht gửi một bức thư cho Walter Ulbricht, bày tỏ “sự gắn bó với Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức” và không quên gửi tới Vladimir Semyonovich Semyonov, người đứng đầu Cao Uỷ Xô-viết, nhân vật quyền thế nhất của Moskva tại Đông Đức, lời bày tỏ “tình hữu nghị son sắt” với Liên Xô. Ngày 21 tháng Sáu, tờ Nước Đức Mới (Neues Deutschland), cơ quan ngôn luận của Đảng SED, đăng bức thư của Brecht ở vị trí trang trọng trong những tiếng nói ủng hộ chính quyền của các văn nghệ sĩ, trí thức Đông Đức danh tiếng. Hai ngày sau, dưới nhan đề “Không dung tha bọn phát xít!”, cùng nhiều tác giả khác, Brecht tố cáo những thế lực phát xít phương Tây và CIA lợi dụng sự bất mãn có phần chính đáng của công nhân Đông Đức để kích động chiến tranh, bạo lực.
Phản ứng từ phía bên kia đến ngay tức thì. Những nhà hát ở Tây Berlin, Tây Đức và Áo vốn hâm mộ Brecht đồng loạt huỷ các chương trình công diễn kịch của ông. Hơn một thập kỉ sau, phong trào tẩy chay Brecht ở phương Tây mới tạm lắng xuống. Nhưng sự kiện 17 tháng Sáu đã vĩnh viễn gắn liền với “Trường hợp Bertolt Brecht”, biểu tượng cho thái độ hai mặt, cơ hội và hèn nhát, của trí thức văn nghệ sĩ trong các chế độ toàn trị ở các nước XHCN. Sau này, trong vở kịch Đám thợ thuyền tập khởi nghĩa (Die Plebejer proben den Aufstand, 1966), người đồng nghiệp nổi tiếng của ông, cũng cánh tả, Günter Grass, chỉ trích không che đậy rằng điều Brecht quan tâm là sự thành công của cuộc khởi nghĩa công nhân trên sân khấu chứ không phải trong cuộc đời thực vào ngày 17 tháng Sáu năm 1953.
Còn mặt sau của những phát ngôn chính thức của Brecht là gì?
Cũng trong bức thư gửi Walter Ulbricht nói trên, Brecht yêu cầu nhà cầm quyền Đông Đức thực hiện một chương trình thảo luận thẳng thắn với giới công nhân về tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì sự bất mãn của công nhân ở thời điểm xảy ra cuộc khởi nghĩa là chính đáng. Phần này của bức thư không bao giờ được báo chí Đông Đức công bố. Trước công luận, chỉ có những lời bày tỏ “sự gắn bó với Đảng XHCNTN Đức” và “tình hữu nghị son sắt” với Liên Xô của Brecht, ngay sau khi hai thế lực này kết hợp để dùng bạo lực bẻ gãy cuộc nổi dậy đòi dân chủ đầu tiên của những người lao động tại một nước XHCN Đông Âu. Không phải chỉ có giới trí thức đủ khôn ngoan để chơi trò chơi hai mặt. Nhà cầm quyền rất biết dùng hai mặt ấy, mặt nào vào lúc nào, cho trò chơi quyền lực của mình. Sự cố 17 tháng Sáu đeo đẳng Brecht cho đến cuối đời. Một thời gian dài, đi đâu ông cũng đem theo bản sao nguyên vẹn bức thư tai tiếng nói trên, ấn nó vào tay bạn bè, người quen, một chiến dịch thanh minh vô vọng.
Nhưng Brecht vẫn còn một lời nói sau: bài thơ “Giải pháp”, với những câu kết đã trở thành kinh điển của dòng văn chương phản kháng:
Sao chính phủ không cách chức nhân dân
Và bầu một nhân dân khác
Giải pháp mà Brecht đề nghị với chính quyền Đông Đức đến muộn 11 năm, nhưng có thể dùng tốt cho chính quyền Việt Nam, cũng một nước xã hội chủ nghĩa, những ngày này. Tiện hơn cả là cách chức giới trí thức đang đánh tuột lòng tin của chính phủ qua việc tiếp tục kiến nghị dừng Đại Dự án Bauxite Tây Nguyên. Và bầu một giới trí thức khác. Cũng nên giải tán luôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bầu một Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới. Tất nhiên trước đó cần bãi nhiệm Chiến thắng Điện Biên Phủ và bầu một Chiến thắng Điện Biên Phủ mới. Không có gì mà chính quyền nhân dân không thể làm được, đơn giản nhất là việc cách chức nhân dân.
*
56 năm sau, cũng ngày 17 tháng Sáu, theo thông tin trên báo chí chính thống tại Việt Nam, Luật sư Lê Công Định ký tường trình nhận tội chống phá nhà nước Việt Nam và xin khoan hồng. Trước ông và sau ông đã có và sẽ còn có nhiều bản tường trình, nhiều chữ ký, nhiều tuyên bố quy phục chính quyền, nhiều lời tỏ tình hay hứa hẹn gắn bó sắt son với quyền lực như thế. Chúng có vai trò của chúng, trong cái trật tự tưởng vững như bàn thạch của chế độ toàn trị. Nhưng tôi tin rằng vẫn còn một lời nói sau, không cần đến 11 năm như những câu thơ của Brecht.
© 2009 Phạm Thị Hoài
Bùi Giáng
Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín
Anh lùa bò vào đồi sim trái chín Cho bò ăn cỏ giữa rừng sim Anh nhìn lên trời xanh đỏ chín Anh ngó bốn bề cây lá gió rung rinh Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh Chim ngây ngất vào trong đôi mắt lả Anh lim dim cho chết lịm hồn mình Anh quên mất bò đương gặm cỏ Anh chỉ nghe tiếng cọ rì rào Có hay không ? bò đương gặm đó ? Hay là đây tiếng gió thì thào ? Hay là đây tiếng suối lao xao Giữa giòng cỏ xuôi ghềnh chảy xuống ? Mùi thoang thoảng lách lau sương đượm Mùi gây gây gấy gấy của hương rừng Mùi lên men phủ ngập mông lung Không biết nữa mà cần chi biết nữa Cây lá bốn bên song song từng lứa Sánh đôi nhau như ứa lệ ngàn ngàn Hạnh phúc trời với đất mang mang Với bò giữa rừng hoang đương gặm cỏ Với người ngó ngất ngây đương nằm đó Không biết trời đất có ngó mình không Vĩnh Trinh - Thạch Bàn 1950 |