August 30, 2009

Hãy bao dung, tin tưởng và dũng cảm

Hãy bao dung, tin tưởng và dũng cảm

Đoàn Viết Hoạt

Dân tộc Việt chúng ta đã trải qua bao thăng trầm trong suốt gần 5.000 năm lịch sử. Bằng sức sống bền bỉ, bằng bàn tay cần cù và khối óc không ngừng tìm tòi sáng tạo, dân tộc ta đã vượt qua bao gian khổ, bao nguy cơ đồng hóa và diệt vong, để tồn tại và phát triển. Nhưng trong hơn một trăm năm nay dân tộc ta lại đứng trước một thách thức mới tương tự như thách thức hồi cuối thiên niên kỷ thứ nhất.

Nếu đầu thiên niên kỷ thứ hai các bậc tiền nhân của chúng ta đã không những vượt qua được nguy cơ đồng hóa đến từ phương Bắc mà còn vươn lên xây dựng được một đất nước hưng thịnh và hùng cường thì ngày nay chúng ta cũng đang đứng trước một nhiệm vụ tương tự nhưng khó khăn hơn rất nhiều. Khi phải đối diện với một phương Tây đã bắt đầu bước vào đỉnh cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào cuối thế kỷ trước, dân tộc ta đã hoàn toàn không được chuẩn bị. Giới lãnh đạo lúc đó đã tỏ ra vừa bất tài vừa thiếu viễn kiến, để đất nước dễ dàng rơi vào vòng đô hộ của người Pháp. Từ đó đến nay dân tộc ta vẫn chưa thật sự thoát khỏi cơn xoáy lốc của thời đại. Sinh lực dân tộc đã bị hoang phí trong cuộc tranh giành và mặc cả giữa các quyền lực quốc tế. Dân tộc ta vẫn chưa tìm lại được bản sắc, niềm tự tin và sức mạnh của mình. Thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta có trách nhiệm nhanh chóng đưa dân tộc thoát ra khỏi cảnh nghèo hèn bế tắc hiện nay để noi gương tiền nhân phục hưng đất nước vào đầu thiên niên kỷ thứ ba.

Để làm được điều đó trước hết chúng ta cần nhận rõ được cả những điểm yếu kém của dân tộc chúng ta hiện nay lẫn những cơ may đang mở ra cho đất nước chúng ta.

Điểm yếu kém đầu tiên và trầm trọng nhất nằm ngay trong chính bản thân tình trạng văn hóa hiện nay của dân tộc ta. Sau thời kỳ hưng thịnh Lý – Trần dài gần 500 năm với hệ thống văn hóa phong tục tổng hợp tam giáo Đông phương với tinh thần dân bản thời Lạc Việt, đất nước ta phát triển thêm về phía Nam, tiếp thu thêm nhiều chất liệu văn hóa mới. Khi người Pháp sang xâm chiếm nước ta, tuy nước ta đã thống nhất về mặt chính trị và địa lý, nhưng về mặt văn hóa chúng ta chưa kịp dung hợp những chất liệu văn hóa mới với nền văn hóa nơi đất cổ miền Bắc. Hơn nữa bản thân nền văn hóa thời Hậu Lê và Nguyễn đã bị Tống Nho ngự trị, không còn giữ được tính chất tổng hợp như thời Lý – Trần nữa. Người Pháp cùng với người Mỹ lại mang thêm nền văn hóa Âu – Mỹ và sau đó, cùng với trào lưu tư tưởng Tây phương là chủ nghĩa cộng sản. Với bao nhiêu chất liệu văn hóa mới đó, chúng ta chưa kịp đãi lọc và dung hợp với nền tảng văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ngày nay đất nước ta lại lâm vào tình trạng độc tôn văn hóa và chính trị-xã hội làm triệt tiêu khả năng dung hóa và tổng hợp, một việc làm cần thiết để vừa giữ được nét đặc thù dân tộc, vừa hòa nhập được vào dòng tiến hóa chung của toàn thể nhân loại. Không thực hiện được cuộc đại tổng hợp văn hóa mới đó, dân tộc ta vừa khó giữ được sự thống nhất dân tộc vừa không thể tiến bộ được. Độc lập chính trị sẽ không bền vững nếu không có độc lập văn hóa, nhất là trong thời đại toàn cầu đa văn hóa, đa dân tộc trong thiên niên kỷ thứ ba này.

Điểm yếu kém thứ hai là cơ chế chính trị độc tài cộng sản hiện nay. Chế độ cộng sản chưa hề chứng tỏ có khả năng phát triển xã hội ở bất cứ nước nào trên thế giới, ngay cả ở tại trung tâm quốc tế cộng sản trước đây. Riêng ở nước ta, con đường cộng sản suốt mấy chục năm qua chỉ đưa nhân dân và đất nước đến chiến tranh, chia rẽ, nghèo khổ và bế tắc. Nó có thể khai thác được sức mạnh của dân chúng trong chiến tranh chống ngoại xâm nhưng không thể khơi dậy được tiềm năng dồi dào của dân tộc trong hòa bình, xây dựng và phát triển bền vững và có nhân phẩm. Ngày nay những nhà lãnh đạo cộng sản vẫn duy trì các chính sách độc đoán, độc quyền lỗi thời hoàn toàn không phù hợp với cục diện mới của thế giới, đi ngược lại trào lưu tiến hóa chung của nhân loại, và do đó tiếp tục cản trở bước tiến của dân tộc. Tình trạng đó nếu không được nhanh chóng thay đổi có nguy cơ dẫn đến rối loạn xã hội làm chậm thêm tiến trình phát triển của đất nước vốn đã chậm quá rồi.

Điểm yếu kém thứ ba là đất nước ta chậm tiến trong một thời gian quá lâu dài. Mức sống quá thấp, mọi cơ sở hạ tầng đều quá lạc hậu so ngay với các nước chung quanh, những nước mà chỉ hai, ba mươi năm trước đây họ cũng có trình độ phát triển chỉ tương đương với miền Nam Việt Nam. Chúng ta sẽ phải mất thêm thời gian, tiền bạc và công sức để gây dựng lại cơ sở hạ tầng, như đường xá, điện nước, bệnh viện và nhất là trường học. Riêng về giáo dục thì đây là chìa khóa của phát triển. Chúng ta sẽ phải tìm tòi các phương thức thật mới mẻ, vận dụng những tiến bộ của mọi ngành, đặc biệt là ngành truyền thông điện tử, để nhanh chóng đưa dân trí lên cao, trang bị cho toàn dân những kiến thức và khả năng khoa học kỹ thuật từ phổ thông tới cao cấp trong một thời gian ngắn nhất. Để làm được việc đó chúng ta phải chú trọng tới nền giáo dục ngoài học đường dành cho toàn dân, thuộc mọi lứa tuổi, vừa làm vừa học thêm. Một hệ thống giáo dục toàn dân phải được thiết lập để, cùng với cơ chế chính trị dân chủ và nền kinh tế thị trường, tác động tích cực vào sự hình thành xã hội dân sự cởi mở, tự do và nhân bản. Điều này chỉ có được trong một thể chế chính trị dân chủ pháp trị, bảo đảm cơ hội bình đẳng, tự do cho toàn dân Việt, chấp nhận mọi khác biệt về giai tầng, địa phương, tôn giáo, tư tưởng và chính kiến.

Điểm yếu kém thứ tư là tình trạng phân rẽ trong đại gia đình dân tộc. Đây là hậu quả của ba nhược điểm nêu trên. Chưa dung hòa, chấp nhận được những chất liệu văn hóa tư tưởng khác nhau ngay chính trong lòng nền văn hóa dân tộc, lại bị áp đặt (với cả máu lệ và khổ nhục, trong tranh chấp và chia rẽ) những tư tưởng từ phương Tây đến, cả tư bản lẫn cộng sản. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật của Tây phương mở ra những cơ may lớn lao giúp dân tộc ta có thể vượt thoát được những nhược điểm văn hóa xã hội của mình. Nhưng khi chưa thâu hóa sáng tạo được thì những dị biệt và bất đồng, trong bối cảnh tương tranh quốc tế, đã gây ra mâu thuẫn và chia rẽ dân tộc. Rồi những người cộng sản lại triệt tiêu mọi cơ hội và khả năng hòa hợp và thống nhất dân tộc bằng tuyên truyền và bạo lực, bằng độc tôn và độc quyền, bằng tiêu diệt mọi dị biệt và bất đồng. Khi dân tộc chưa tìm được sự đồng thuận văn hóa thì tự do dễ dẫn đến mâu thuẫn và chia rẽ, nhưng bạo lực và độc tôn không bao giờ thu phục được lòng người và đoàn kết được dân tộc. Chỉ có bao dung văn hóa đi kèm với niềm tin nhân bảndũng cảm chính trị mới khơi dậy được niềm tin và sức mạnh tự đáy lòng của mỗi người và đáy tầng của xã hội. Và chỉ ở đáy lòng của mỗi người và đáy tầng của xã hội chúng ta mới tìm thấy được mạch sống chung của cả dân tộc và của mỗi người Việt. Và chỉ có bao dung và dũng cảm mới dám chấp nhận một cơ chế chính trị mở, tạo ra và bảo đảm (bằng luật pháp) các điều kiện và cơ hội cho mọi người thuộc mọi khuynh hướng tư tưởng và chính trị khác nhau được cùng sống và cùng tiến trong an hòa, nhân ái để chung sức xây dựng đất nước.

Tự do và dân chủ là con đường tiến hóa tất yếu của nhân loại và dân tộc. Nhưng tự do không có tự chủ, tự giác và tự động sẽ dẫn tới hỗn loạn và từ đó tạo lý cớ cho áp chế và bạo quyền. Tự do như thế phải được thể hiện qua một quá trình sinh sống và làm việc trong tinh thần của cơ chế dân chủ pháp trị. Đồng thời tự chủ, tự giác và tự động cũng không tự nhiên có được mà phải được hình thành trong sinh hoạt thực tiễn mọi mặt của một xã hội cởi mở và nhân ái – một xã hội nhân trị - trong đó giáo dục, chính trị và kinh tế là ba mặt thống nhất của một nếp sinh họat xã hội tôn trọng nhân phẩm, có nhân bản và hợp nhân tính. Nước ta cần một cấu trúc chính trị-xã hội hai tầng, thượng tầng chính trị dân chủ pháp trị và hạ tầng văn hóa xã hội nhân trị.

Đó là phương hướng căn bản để khắc phục bốn nhược điểm của dân tộc ta, tạo được sự hòa hợp dân tộc chân chính làm cơ sở thực hiện cuộc tổng hợp văn hóa mới, một đồng thuận văn hóa cho toàn dân, tạo điều kiện để đất nước phát triển bền vững và mở đường cho dân tộc phục hưng.

Thiên niên kỷ mới đang mở ra một môi trường đầy thuận lợi cho dân tộc ta, cũng như cho mọi dân tộc khác. Những khám phá và ứng dụng tiến bộ của thế giới trong cả ba ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn trong 50 năm qua, nhất là trong những thập niên gần đây, đã cung cấp cho mọi dân tộc các điều kiện và cơ hội ngày càng thuận lợi hơn cho việc xây dựng một xã hội tự do, nhân bản, trong đo mỗi người có thể phát huy tiềm năng tự chủ, tự giác và tự động. Những thành tựu đó cũng đang giúp tháo gỡ nốt những hệ tư tưởng và cơ chế chính trị xã hội còn lại, mang tính máy móc, cực quyền, mất nhân bản và phi nhân tính. Một xã hội cởi mở nhân bản toàn cầu đang xuất lộ. Toàn cầu hóa đang là xu thế chung, không phải chỉ trong lãnh vực kinh tế mà cả trong lãnh vực văn hóa và chính trị. Một thế giới nhân loại đồng nhất thể trong tôn trọng đa dạng (“unity in diversity”) đang hình thành trong đó các sắc thái khác nhau về chủng tộc và văn hóa không những không bị xóa nhòa mà còn trở thành những chất liệu đa dạng và phong phú của nền văn hóa nhân loại toàn cầu.

Dân tộc Việt phải phục hưng và có thể phục hưng cùng với các dân tộc khác, đặc biệt là các dân tộc anh em trong khu vực Đông Nam Á, trong khung cảnh một thế giới nhân loại nhất thể và nền văn hóa nhân bản toàn cầu như thế. Mọi điều kiện cho thời kỳ phục hưng dân tộc đã đầy đủ. Chỉ còn thiếu một cơ chế văn hóa, chính trị-xã hội cởi mở và nhân bản để tạo cơ hội bình đẳng cho nhân tài xuất hiện. Chúng ta hãy cùng nhau tích cực làm việc để gỡ bỏ đi những trở lực, tạo ra được những điều kiện nhân xã thuận lợi, mở đường cho cơ chế đó ra đời.

Với lòng bao dung dân tộc, với ý chí và sự dũng cảm chính trị, và với niềm tin vào khả năng tự chủ và tự giác của mỗi con người, vào sức mạnh tiềm ẩn của cả dân tộc, chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện được điều đó. Dân tộc Việt sẽ phục hưng trong một nhân loại thái hòa.

2009 Đoàn Viết Hoạt

August 28, 2009

Cảm hoài Đặng Dung



Cảm hoài
Đặng Dung
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma


Bản Dịch Tản Đà

Việc đời man mác, tuổi già thôi !
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai !
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.



Bản Dịch Phan Kế Bính

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

August 27, 2009


Phương pháp mới để vượt hàng rào kiểm duyệt Internet.
Jacqui Cheung.

Một cơ quan của Hoa Kỳ đang thiết lập một hệ thống có thể giúp người ta vượt qua hàng rào kiểm duyệt mạng Internet của chính quyền đơn giản bằng cách sử dụng điện thư (email) mã hóa. Chương trình đang được thiết lập này sẽ được thử nghiệm ở Trung Quốc và Iran, nơi mà nó sẽ trở thành một trong các sự lựa chọn cho những người sống đằng sau những hàng rào kiểm duyệt.

Sơ đồ kiểm duyệt thông tin mạng và FOE theo dự đoán -
nguồn: Reuters

Người dân sinh sống ở Trung Quốc, Việt Nam, và các quốc gia khác có thể sắp có được một sự lựa chọn khác để vượt qua hàng rào kiểm duyệt mạng Internet, nhờ vào sự giúp đỡ của một cơ quan quản lý các chương trình thông tin của Hoa Kỳ với tên gọi Broadcasting Board of Governor (BBG). BBG hôm thứ Sáu vừa qua đã công bố rằng họ đang thiết lập một hệ thống mới có thể dùng điện thư (email) để gửi và nhận các dữ liệu đã được mã hóa, kể cả các thông tin bị ngăn chặn bởi các hệ thống kiểm duyệt.


Hệ thống này được gọi là “tải qua email” (Feed over Email – FOE), vẫn chưa được hoàn tất để trình làng, nhưng người đứng đầu của ban kỹ thuật trong BBG ông Ken Berman nói rằng nó sẽ được thử nghiệm ở Trung Quốc và Iran khi dạng thử nghiệm Beta đã hoàn chỉnh. Ông Berman nói với hãng thông tấn AFP như sau, “Trung Quốc là một nơi kiểm chuẩn, là tiêu chuẩn thượng hạng của việc kiểm soát thông tin. Chúng tôi đang thử nhiều thứ. Mục đích là để nới rộng quyền tự do thông tin mạng, tự do báo chí, tự do tìm kiếm dữ liệu cho những ai muốn hiểu biết thêm.”

Bởi vì BBG không muốn tiết lộ chi tiết với chính quyền của hai quốc gia kể trên trước khi phần mềm được đưa vào thử nghiệm, nên họ không cho biết nhiều về chương trình FOE hoạt động như thế nào. Tuy nhiên, chương trình này có vẻ khác biệt so các chương trình vượt rào kiểm duyệt khác bằng cách sử dụng email thay vì các Proxy mạng theo lối cũ mà các hệ thống nổi bật khác vẫn thường dùng. Ông Berman cho biết rằng FOE sử dụng kỹ thuật mã hóa đã được thiết bị sẵn cho nhiều hệ thống email như Gmail, Yahoo Mail, và kể cả Hotmail, để mã hóa luôn cả phần email đễ chuyển tải tin tức. Một cộng tác viên làm việc với BBG để thiết kế FOE, ông Sho Ho, nói với hãng thông tấn Reuters rằng chương trình này cũng có thể dễ dàng chỉnh sửa để sử dụng với điện thoại di động.

Lời tuyên bố về FOE được tung ra đúng vào lúc sự kiểm duyệt thông tin Mạng được đề cập đến khắp nơi trên tin tức – Trung Quốc và Mã Lai Á gần đây giảm thiểu các kế hoạch nhằm gia tăng kiểm duyệt trong khi Việt Nam đã thiết lập thêm một tầng lớp kiểm duyệt mới. Đây chỉ là khởi đầu mà thôi; tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cũng đã nêu đích danh Burma, Cuba, Bắc Hàn, Ai Cập, Iran, và Saudi Ả Rập, Syria, Tunisia, Turkmenistan, và Uzbekistan trong danh sách những “Kẻ thù của mạng Internet”.

Chương trình FOE đang là những tiêu đề tin tức vì cách tiếp cận cá biệt của nó trong tiến trình chuyển tải dữ liệu, không kể đến việc tiến trình thiết lập nó được tài trợ bởi tiền thuế của dân Hoa Kỳ (BBG chịu trách nhiệm quản lý Đài Á Châu Tự Do, Đài Âu Châu Tự Do, Tiếng Nói Truyền Thông HK Voice Of America, Mạng Lưới Thông Tin Trung Đông Middle East Broadcasting Networks, và các chương trình thông tin phi quân sự khác của chính quyền Hoa Kỳ). Tuy nhiên, đối với những người đằng sau các hệ thống kiểm duyệt thì FOE chỉ là một trong nhiều lựa chọn để đi bọc qua hàng rào kiểm soát của chính quyền.

“Cư dân mạng ở Trung Quốc từ lâu nay vẫn sử dụng các proxy server để tiếp cận với nguồn thông tin bị ngăn chặn bởi chính quyền, chương trình FOE chỉ là một trong những công cụ tiện lợi có thể sử dụng,” Hội trưởng Hiệp Hội Thông Tin New Media của Trung Quốc ông Hu Yong nói với tờ China Daily. Thật ra, Citizen Lab của ĐH Toronto cũng đã phát hành cẩm nang vượt hàng rào kiểm duyệt mạng Internet vào năm 2007 liệt trình các proxy và các phần mềm chuyển thông tin. Vì thế, nếu FOE có thể đạt đến mức hoàn chỉnh, nó cũng chỉ là một trong những sự lựa chọn của những người đang truy tìm thông tin bị ngăn chặn.

Phỏng theo ARS Technica
(KD lượt dịch)

August 18, 2009

Tha La xóm đạo

Tha La xóm đạo

Vũ Anh Khanh

Đây Tha La xóm đạo,
Có trái ngọt, cây lành.
Tôi về thăm một dạo,
Giữa mùa nắng vàng hanh,
Ngậm ngùi, Tha La bảo:
- Đây rừng xanh, rừng xanh,
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh,
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.

Viễn khách ơi! Hãy dừng chân cho hỏi
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng

Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng.
Có trái ngọt, cây lành im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây! Khách hỡi! Có ai chờ?
Ai đưa đón?

Xin thưa, tôi lạc bước!

Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
Không có ai chờ, đưa đón tôi đâu!
Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
Tìm hoa rụng lạc loài trên vệ cỏ.
Nghìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió
Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng.
Nhìn hoa rơi, lòng khách bỗng bâng khuâng
Tha La hỏi: - Khách buồn nơi đây vắng?
- Không, tôi buồn vì mây trời đây trắng!

- Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn?
Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn.
Gió vun vút, gió rợn rùng, gió rít,
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch:
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!
Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
Khách rùng mình, ngẩn ngơ người hiu quạnh
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già
Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách.
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch.
Gặp cụ già đang ngắm gió bâng khuâng
Đang đón mây xa... Khách bỗng ngại ngần:
- Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng?
Cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng,
Nhẹ bảo chàng: "Em chẳng biết gì ư?
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!

Người nước Việt ra đi vì nước Việt
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi, đau đất nước lầm than".

***

Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh. ờ...Ơ...Hơ... Tiếng hát,
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc.
Tiếng hát rằng:
Tha La hận quốc thù,
Tha La buồn tiếng kiếm.
Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh
ờ... Ơ... Hơ... Có một đám Chiên lành
Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy
Quỳ cạnh chúa, đám Chiên lành run rẩy:
- Lạy đức Thánh Cha!
Lạy đức Thánh Mẹ!
Lạy đức Thánh Thần
Chúng con xin về cõi tục để làm dân...

Rồi... cởi trả áo tu,
Rồi... xếp kinh cầu nguyện
Rồi... nhẹ bước trở về trần...
Viễn khách ơi! Viễn khách ơi!
Người hãy ngừng chân,
Nghe Tha La kể, nhưng mà thôi khách nhé!
Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ
Trời Tha La vần vũ đám mây tang,
Vui gì đâu mà tâm sự?
Buồn làm chi cho bẽ bàng!
ờ... Ơ... Hơ...ờ... ơ Hơ... Tiếng hát;
Rung lành lạnh, ngân trầm đôi khúc nhạc,
Buồn tênh tênh, não lòng lắm khách ơi!
Tha La thương người viễn khách quá đi thôi!

***

Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ.
Lá rừng cao vàng rụng lá rừng bay...
Giờ khách đi. Tha La nhắn câu này:
- Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành
Tha La dâng ngàn hoa gạo
Và suối mát rừng xanh
Xem đám Chiên hiền thương áo trắng
Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh...

Những bức tường lòng



<<>>
Những bức tường lòng

Khi còn bị phân chia bởi bức tường Bá Linh, dân Ðức hay kể câu chuyện giễu này:

“Có một con chó chui tường từ Ðông sang Tây. Thấy khách lạ nên lũ chó bên Tây Ðức xúm xít lại, tíu tít hỏi thăm:

- Bên ấy có hội bảo vệ súc vật không?
- Có chứ.
- Có bác sĩ thú y không?
- Có luôn.
- Có thẩm mỹ viện và nghĩa trang dành riêng cho chó không?
- Có tuốt.
- Thế thì việc gì đằng ấy phải vất vả chui tường sang đây?
- Tại vì bên ấy chúng cấm không cho… sủa!”

Tháng 11 năm 1989, bức tường Bá Linh bị đập đổ. Dân Ðông Ðức được giải phóng. Từ đây, người được quyền ăn nói tự do, và chó có quyền… được sủa.

Sự thống nhất nước Ðức về thể chế, cũng như về nhân tâm, tuy không phải là một tiến trình toàn hảo nhưng có thể được coi như là ổn thỏa – ngoại trừ đối với một số người. Họ là những di dân đến từ Việt Nam, theo như tường thuật của Alisa Roth – qua bài báo “Bức tường ô nhục vẫn ngăn chia người Việt,” như sau:

“Người Việt vẫn đang là nhóm Á Châu lớn nhất tại thành phố Bá Linh. Những người được mệnh danh là người Việt miền Tây là những người miền Nam Việt Nam, hầu hết là thuyền nhân mà trong những năm tiếp theo chiến thắng 1975 của cộng sản, họ đã đổ đến những vùng bây giờ là Tây Ðức.

“Còn nguời Việt miền Ðông là những nguời đến Ðông Ðức vào thập niên 1960 và 1970 cùng với các công nhân xuất khẩu từ những quốc gia cộng sản đang phát triển tới làm việc trong các nhà máy…”

“… Cái cộng đồng nhỏ bé này hãy còn duy trì sự chia cắt với hai thế giới, hai phương trời cách biệt. Những ý thức hệ – từng xé nát nước Ðức và nước Việt Nam ra làm đôi – hiện vẫn còn luân lưu mạnh mẽ tại nơi đây…”

Nó “mạnh mẽ” tới độ khiến một người dân bản xứ phải thốt lên rằng:”Bức tường Bá Linh nằm trong đầu óc của người Việt miền Ðông với người Việt miền Tây còn cao hơn cả bức tường của người dân Ðức đối với người dân Ðức.” (”Berlin’s Divide Lingers For Vietnamese Expatriates Capital’s East – West Gap Reflects Cold War Past,” San Jose Mercury News, 12 Jul. 2002:A1/ Việt Mercury 12 Jul. 2002: 1 + 69. Trans. Nguyễn Bá Trạc”).

Nói như thế, nghe đã phũ phàng nhưng (vẫn) chưa… hết ý! Trong cuốn Tổ quốc ăn năn của Nguyễn Gia Kiểng – ấn bản 2001, Paris, nơi trang 70 – tác giả còn trích dẫn nhận xét của một người ngoại quốc khác về dân Việt – như sau: “Ils ne s’aiment pas” (Chúng nó không ưa nhau đâu).

Cha nội Parisien nào đó nói bậy bạ vậy mà… trúng phóc. Những phương tiện truyền thông và giao thông của thời hiện đại quả có làm cho trái đất nhỏ lại, và khiến cho loài người gần gũi với nhau hơn. Nhưng riêng với với dân Việt thì không. Nhất định là không.

Người ngoài có vẻ “hơi” ngạc nhiên về thái độ “rất kém thân thiện” của dân Việt đối với nhau, trên bước đường lưu lạc. Họ sẽ ngạc nhiên chết (mẹ) luôn nếu biết rằng những “bức tường ô nhục” tương tự hiển hiện khắp chốn, kể cả ở Việt Nam, chứ chả riêng chi ở Berlin.

Dù đất nước đã “thống nhất” hơn một phần tư thế kỷ, dân chúng giữa hai miền Nam/Bắc Việt Nam (rõ ràng) vẫn chưa gần nhau mấy. Đôi lúc, họ ăn ở cư xử với nhau cứ y như những kẻ phải sống trong một cuộc hôn nhân… cưỡng bách vậy.

Theo “truyền thống,” người Việt hay chia phe và họ thường nhìn nhau qua những “lỗ châu mai” từ những “pháo đài” của… phe mình. Họ hay gọi nhau là “tụi này” hay “tụi nọ” (tụi Công giáo, tụi Phật giáo, tụi Nam Kỳ, tụi Bắc Kỳ, tụi Trung Kỳ…). Gần đây, có thêm một “tụi mới” nữa – tụi… Bắc Cộng!

Và đó mới chỉ là những chuyện nhỏ, ở miền xuôi. Ở miền ngược, miền núi, hay còn gọi là miền cao, miền sơn cước (hoặc cao nguyên) thì còn nhiều chuyện… kỳ cục dữ nữa. Nơi đây, một phần dân tộc Việt vẫn chưa được nhìn nhận là người thường hay người Thượng. Họ bị coi là… “tụi mọi” và bị chính đồng bào mình (toa rập với cường quyền) cướp đoạt hết đất đai canh tác.

Nghèo đói quá hoá “sảng” chăng? Khổ cực quá, cùng quẫn quá, bị chèn ép quá nên đâm ra gấu ó, cấu xé lẫn nhau chăng? Không hẳn đã thế đâu.

Tại nước Ðức, ngay giữa một thành phố tự do và phú túc, “bức tường Bá Linh nằm trong đầu óc của người Việt miền Ðông với người Việt miền Tây (vẫn) còn cao hơn bức tường của người dân Ðức đối với người dân Ðức” mà. Hơn nữa, như đã thưa, những bức tường lòng (ô nhục) tương tự hiển hiện ở khắp nơi chứ đâu có riêng chi ở Berlin.

Nơi đâu có người Việt quần tụ là tức khắc nẩy sinh những chuyện đố kỵ, chia cách, phân hoá, và đánh phá lẫn nhau túi bụi. Mỗi cộng đồng vẫn thường cần đến hơn một ban đại diện (dù tất cả những ban đại diện “dường như” không đại diện được cho bất cứ ai và cũng không mấy ai – thực sự – cần người đại diện).

Tương tự, mỗi hội đoàn đều có tới hai hay ba ông (bà) chủ tịch, dù cả hội đoàn đều không mấy ai biết rõ là họ hội họp lại với nhau để làm gì. Mọi tổ chức (không chóng thì chầy) nếu không vỡ tan tành thì cũng bể thành vài mảnh!

Người Nga có câu ngạn ngữ là nếu thiếu chó chăn, loài cừu không trở nên bầy đàn được. Cái khó của những cộng đồng người Việt hải ngoại là họ có dư loại chó này. Ðã thế, phần lớn, đều là… chó dại!

“Sự kiện vô vàn phi lý, cực độ vô nghĩa, và bất lợi không lường này, đang diễn tiến kết thành hiện tượng phân hoá hỗn loạn, phân liệt khắc nghiệt, chia rẽ trầm trọng giữa những cá nhân, nhóm cá nhân, cộng đồng người Việt ” (Phan Nhật Nam, “Lời khẩn thiết nhằm chấm dứt hiện tượng phân hoá”). Cũng theo tác giả bài báo vừa dẫn thì Cục Tình báo Hải ngoại, trực thuộc Ban Tổ chức Trung ương Ðảng Cộng sản Hà Nội, là nguyên nhân gây ra những hiện tượng phân hoá tiêu cực kể trên.

Những nhân viên của Cục Tình báo Hải ngoại e không tài ba đến thế. Chợ chiều rồi. Chúng nó (nếu có) cũng chỉ lo đánh quả mà thôi và chuẩn bị để chạy thôi.

Thủ phạm không đến từ bên ngoài. Chúng phục sẵn trong “thâm tâm” của tất cả chúng ta.

Khi còn nhỏ, tôi nhớ là đã đọc ở đâu đó – qua lời kể của Schopenhauer – một câu chuyện ngụ ngôn mà nội dung (đại khái) như sau:

Có một mùa Ðông lạnh đến độ muốn tồn tại muôn loài đều phải xích lại thật gần nhau để truyền cho nhau hơi ấm. Chỉ riêng có loài nhím vì lông quá nhiều, quá nhọn và không cách nào thu lại được nên đành… chờ chết!

Dân Việt đang trải qua một mùa Ðông khắc nghiệt. Nếu chúng ta không vượt qua được những bức tường lòng hiện hữu, không xếp lại được những lông nhọn tua tủa tự mỗi người, và mọi phe nhóm đều nhất định “tử thủ” trong pháo đài của riêng mình thì (e) khó mà qua khỏi đuợc cơn quốc nạn này. Vấn đề không phải là mùa Ðông sẽ kéo dài vô tận mà vì đất nước (cũng như lòng người) sẽ bầm dập, te tua, và tan nát, tanh bành – sau đó.

Tưởng Năng Tiến


August 17, 2009

Những trang web giúp học tập hiệu quả

Những trang web giúp học tập hiệu quả

12/08/2009 Thu Trang

Nhiều bạn cho biết mỗi ngày họ dành trung bình 2 giờ đồng hồ để đọc báo điện tử, gửi email và tham gia các mạng xã hội như Facebook, Twitter. Liệu với 2 giờ đồng hồ đó, bạn có thể làm được những việc nào khác


Tóm lược

    • Facebook, Gmail còn có những tính năng mà chúng ta chưa tận dụng hết
    • Sử dụng Youtube/education cho việc học
    • TED, nơi bạn có thể học hỏi từ những ý tưởng sáng tạo
    • Academic Earth, nơi bạn có thể tận hưởng miễn phí những nền giáo dục ưu việt

Ở bậc đại học, nếu bạn chịu khó đến giảng đường, đọc sách giáo khoa và làm bài tập, bạn sẽ không phải lo lắng với các kì thi. Tuy nhiên, việc đạt được điểm xuất sắc (High Distinction) đòi hỏi ở bạn rất nhiều nỗ lực và nghiên cứu vấn đề từ các nguồn khác nhau.

Hạnh, đại học Sydney cho biết: “Có học hành đàng hoàng thì bạn sẽ không lo bị trượt, nhưng nếu muốn được điểm thật cao thì lại là chuyện khác. Việc học ở trường là chưa đủ vì trong đề kiểm tra có những vấn đề không được đề cập đến trong bài giảng hay sách vở để thử khả năng tư duy của sinh viên”.

Hiện nay, Internet không chỉ là một công cụ để giải trí mà còn là nơi người dùng trao đổi và trau dồi kiến thức nhưng không phải sinh viên nào cũng biết tận dụng được hết những lợi ích đó.

Đơn giản nhất là trong các trường đại học ở Úc có ứng dụng trực tuyến Blackboard và Webct để giảng viên đưa ra các thông báo và trao đổi bài vở với sinh viên. Qua phỏng vấn, một số bạn sinh viên tại đại học Sydney thường chỉ vào Blackboard để nộp bài tập được giao, xem thông báo, hoặc lấy giáo án. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng hai công cụ này để hoàn thiện vốn hiểu biết của mình về các môn học.

Thu Trang, đại học Sydney nói: “Mình còn vào cả forum trao đổi bài vở giữa các sinh viên nữa. Ngay cả khi mình không có câu hỏi, mình vẫn vào Blackboard thường xuyên vì từ câu hỏi của các bạn khác mà mình phát hiện ra còn nhiều chỗ mình chưa hiểu. Nhờ đó mà mình có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía cũng như học hỏi thêm các cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau. Đến lúc thi, mình cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.”

Web hỗ trợ cho việc học

Ngoài Blackboard và WebCt thì còn rất nhiều trang web hỗ trợ việc học mà không phải ai cũng biết. Sau đây là một số nguồn học tập hữu ích được chia sẻ bởi nhiều bạn sinh viên tại Việt Nam lẫn nước ngoài:

www.academicearth.org
Đây là nơi tập hợp nhiều bài giảng ở tất cả các môn học từ các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ như Havard, Yale, Stanford. Tiêu chí của trang web là tao cho tất cả mọi người trên thế giới cơ hội được tiếp cận miễn phí với nền giáo dục chất lượng. Do đó, bạn có thể tìm thấy nhiều bài giảng mình cần tại Academic Earth.

www.youtube.com/education
Bạn Lê Diệp, đại học Macquarie thú nhận rằng: “Ngày nào mình cũng vào Youtube nhưng không hề biết đến kênh giáo dục này”. Tương tự Academic Earth, đây là kênh tập hợp các bài phát biểu tại nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới, trong đó có sự góp mặt của đại học New South Wales.

Itunes Education Podcast
Bạn thường sử dụng Itunes để nghe nhạc và xem phim, nhưng bạn có biết rằng Itune cũng là một công cụ học tập rất hiệu quả nếu bạn biết cách sử dụng? Chỉ cần vào phần podcast Giáo Dục trên Itunes, bạn có thể download miễn phí rất nhiều bài giảng từ các trường đại học như Pennsylvania, MIT, London School of Economics.

www.accountingcoach.com
Bạn Minh Trang, đại học Ngoại Thương Hà Nội cho biết: “Mình luôn nghĩ rằng kế toán là một môn học rất khô khan và nhàm chán. Nhưng khi tình cờ lang thang trên Google, mình đã phát hiện ra Accountingcoach. Cách giải thích của trang web đơn giản mà dễ hiểu hơn sách giáo khoa rất nhiều, lại có phần bài tập để củng cố kiên thức cũng như phần giải đáp những thắc mắc của người học và tất cả đều miễn phí”.

www.amosweb.com
Bạn Hương Thảo, đại học Ngoại Thương tâm sự: “Môn kinh tế càng lên cao càng có những khái niệm rất khó hiểu, nhưng trang web này lại giải thích các khái niệm với một giọng điệu hài hước nên mình hiểu ra rất nhiều”.

Ngoài việc nắm chắc kiến thức ở trường, nhiều bạn không dừng lại ở những gì mình học mà luôn chịu khó tìm hiểu thêm để nâng cao vốn kiến thức xã hội. Một số trang web được các bạn sinh viên chia sẻ:

http://www.ted.com
Bạn Anh Tuấn, đại học UTS cho biết: “TED là một trang web khá hay, cung cấp nhiều bài thuyết trình chất lượng từ các nhà khoa học, và các học giả nổi tiếng. Điều thú vị là nội dung của các bài thuyết trình là những vấn đề không mới như giải quyết nạn đói ở châu Phi, làm từ thiện hiệu quả, bí quyết xây dựng thương hiệu nhưng cách tiếp cận vấn đề của người nói rất mới lạ. Bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng suy nghĩ sáng tạo nếu chịu khó xem các video trên TED”.

Hai trang web khác có nội dung tương tự TED là http://www.bigthink.comhttp://www.fora.tv

Quản lý thời gian và làm việc hiệu quả

Nếu bạn biết tận dụng các tiện ích đơn giản mà hữu hiệu trên Internet, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian dùng Internet. Ưu điểm của các công cụ quản lý cá nhân trên Internet là sự đa dạng, dễ chỉnh sửa và bạn có thể truy cập ở nhiều nơi mà không cần phải lo lắng khi để quên quyển sổ tay.

Bạn Bảo Khôi, học IT tại đại học Sydney cho biết: “Mình chọn sử dụng Gmail không chỉ vì khả năng quản lý email hiệu quả mà Gmail còn hỗ trợ tạo lịch làm việc cho người sử dụng tại http://www.google.com/calendar. Ngoài ra, bạn còn có thể tự tạo cho mình một trang cá nhân tại http://www.igoogle.com. Igoogle cho phép bạn đăng ký nhận tin có chọn lọc từ các tờ báo điện tử mà bạn thích, giúp bạn không lãng phí thời gian vào việc đọc nhiều tờ báo liên tục. Ngoài ra, còn một số tiện ích rất thú vị như Sticky Notes giúp bạn ghi lại những điều cần ghi nhớ và các việc cần làm, Weather cập nhập thời tiết liên tục, Askaword giúp bạn tra nghĩa của từ, tìm các từ đồng nghĩa và sử dụng Wikipedia cùng một lúc”.

Không nhất thiết chỉ có Gmail mới cung cấp các tiện ích trên, rất nhiều các công ty khác cung cấp những dịch vụ kết hợp cho người sử dụng.

Tìm kiếm các cơ hội và thông tin qua các hoạt động cộng đồng trên Internet

Bạn thường sử dụng Facebook để giải trí và kết nối với bạn bè nhưng bạn có biết rằng Facebook cũng có thể dùng để tham gia các hoạt động cộng đồng? Với khả năng tương tác tốt, Facebook đã được nhiều doanh nghiệp cũng như tổ chức phi lợi nhuận sử dụng làm nơi giới thiệu và thông tin tới những người quan tâm.

Bạn Daniel Kim, đại học Sydney cho biết: “Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc tình nguyện để nâng cao các kỹ năng mềm của mình, thì kết nối với các tổ chức bạn quan tâm qua Facebook là một ý hay. Thay vì thường xuyên vào trang web của các tổ chức để cập nhật các sự kiện sắp được tổ chức hay đăng ký newsletter mà có thể bạn sẽ để lẫn với các thư rác và không bao giờ mở ra xem, Facebook sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin nhanh chóng qua vài dòng thông báo ngắn gọn dễ nhớ hay lời mời tham gia sự kiện được nhắc nhở hàng ngày”.

Ngoài việc sử dụng Facebook, các bạn cũng có thể tích cực tham gia các diễn đàn dành cho sinh viên và thanh niên nói chung. Những diễn đàn như vậy không chỉ giúp bạn mở mang kiến thức, tăng cường vốn sống mà còn gặp và học hỏi được những người có cùng mục tiêu chí hướng.

Bạn Hà My, đang học tại Taylors College, Sydney cho biết: “Khi tham gia vào diễn đàn, kiến thức sẽ không còn là của riêng ai cả, mà sẽ được chia sẻ cho nhiều người.”

Đó là một lợi ích của forum và Internet khi mà những gì bạn biết sẽ được chia sẻ cho ít nhất hàng trăm người chứ không phải chỉ gói gọn trong nhóm bạn bè của bạn.

Internet là một con dao hai lưỡi. Nếu bạn lạm dụng nó, bạn sẽ gặp khó khăn trong học tập và làm việc. Tuy nhiên khi được sử dụng đúng cách, bạn sẽ thấy mỗi ngày mình làm được thật nhiều việc có ích mà không phải từ bỏ thói quen giải trí trên Internet.

August 7, 2009

Trí thức,bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội


Trí thức,bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội
D.S Likhachev
Dịch giả: Phạm Xuân Nguyên

Lời người dịch: Dmitry Sergeyevich Likhachev (1906-1999), viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga, nhà ngữ văn học xuất sắc, nhà bác học nhân văn lớn của nước Nga thế kỷ XX. Cả cuộc đời và sự nghiệp khoa học của mình ông luôn đấu tranh để giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa, giá trị tinh thần của con người, cho con người, vì con người. Tầm ảnh hưởng về văn hóa của D. S. Likhachev ngày càng lan tỏa sâu rộng ở Nga và trên thế giới. Bài viết này là trích đoạn phát biểu của ông tại một cuộc tranh luận khoa học về số phận của trí thức Nga (23/5/1996).

_________

Từ “trí thức” trong các thứ tiếng khác được coi là vay mượn từ tiếng Nga. Tôi muốn gọi trí thức là bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội. Đây không đơn giản là học vấn và những người có học làm việc trong lĩnh vực lao động trí óc. Sự độc lập trí tuệ là đặc điểm tối quan trọng của trí thức. Độc lập với các quyền lợi đảng phái, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, thương mại và thậm chí đơn giản là công danh.

Người trí thức sẽ mất sự tự do trí tuệ và thôi là trí thức khi buộc phải tuân thủ mù quáng các giáo điều của một học thuyết nào đó. Thậm chí nếu khi đã hình thành nên thế giới quan và các quan điểm của mình mà người trí thức từ chối xem xét lại chúng dù chỉ đơn giản là do ương ngạnh (vì một khi anh ta đã nói ra có nghĩa là anh ta phải bám lấy nó) thì đấy cũng là điều có hại cho chính trí thức. Nếu do chính kiến mà người trí thức gia nhập một đảng đòi hỏi anh ta phải tuân thủ kỷ luật vô điều kiện và các hành động không phù hợp với ý kiến riêng của mình thì sự tự nguyện bán mình làm nô lệ đó sẽ tước đi của anh ta khả năng liệt mình vào giới trí thức. Đây là một khẳng định rất quan trọng.

Đồng thời, người không tôn trọng tự do trí tuệ của người khác, truy bức người khác về chính kiến, cũng không thể được coi là người trí thức, bởi vì tự do trí tuệ của riêng anh đòi hỏi sự tôn trọng đối với tự do này ở những người khác, bất luận nó được bộc lộ ra ở đâu và bằng cái gì. Ở đây yếu tố đạo đức có hiệu lực. Yếu tố đạo đức đối với trí thức rất quan trọng, tự do trí tuệ trong chừng mực nhất định luôn là sự thể hiện của đạo đức. Mà đạo đức là quyền lực duy nhất có sức mạnh không chỉ tước đoạt của con người tự do, mà còn bảo đảm tự do cho con người. Tôi hết sức đề nghị suy nghĩ về điều này, nó rất quan trọng. Lương tâm bắt buộc, nhưng sự bắt buộc của lương tâm là sự bảo đảm cho con người tự do đầy đủ, bởi vì lương tâm bắt buộc từ bên trong, còn tất cả những sự bắt buộc khác đều đến từ bên ngoài: đảng phái, giai cấp, và đủ loại khác.

Người đã phụ thuộc vào lương tâm thì không bị phụ thuộc vào cái gì nữa hết. Mà đã phụ thuộc lương tâm thì anh ta có thể chỉ là người tự do tuyệt đối. Điều này có nghĩa, lương tâm là cái bảo đảm cho tự do của con người-trí thức. Một mối tương quan như thế xuất hiện.

Tất nhiên, không có giới trí thức, mà đó trước hết là những người lao động trí óc, thì trong chừng mực nào đó không một đất nước nào có thể tồn tại được, nhất là Nga. Nhưng đấy không phải vì Nga là một nước đặc biệt, mà vì người Nga là một dân tộc đặc biệt do các hoàn cảnh lịch sử bện kết nhau tạo nên.

Cuộc nổi dậy tập thể đầu tiên của những người trí thức Nga là cuộc khởi nghĩa tháng Chạp (1812). Trong môi trường những người tháng Chạp đã nổi lên những con người tự do, đứng dậy chống lại các quyền lợi đẳng cấp của mình. Nhưng đáng chú ý là sự tự do trí tuệ đã ngăn cản những người tháng Chạp giành chiến thắng. Họ không thể thống nhất lại chính bởi vì họ là những người trí thức. Lập ra một đảng có thể giành chính quyền, việc đó về nguyên tắc họ không thể làm được. Đấy là chỗ yếu về tổ chức, nhưng đấy cũng là sức mạnh tinh thần, đạo đức của giới trí thức. Thiên chức của những người mang tự do trí tuệ là sáng tạo, chứ không phải đè bẹp dưới mình các đẳng cấp khác. Về mặt này trí thức có phần đứng gần nhất với nông dân. Nông dân cũng sống bằng các truyền thống của mình, tự do quen thuộc với truyền thống.

Trí thức luôn là tấm bia công kích của nhà nước, và việc đầu tiên mà bất kỳ nhà nước nào cũng làm để củng cố quyền lực của mình là tìm cách hủy diệt giới trí thức và tất cả những gì thúc đẩy việc hình thành nên trí thức.

Mỗi cuộc cách mạng trong bất kỳ nước nào cũng đều đi kèm sự truy nã trí thức. Đó là việc cần thiết để củng cố quyền lực. Kể từ khi lên nắm chính quyền những người Bolshevik đã bắt giam và trục xuất các trí thức; cấm đoán các tổ nhóm, hội đoàn và thậm chí cả những nơi trí thức gặp mặt nhau tưởng như hoàn toàn vô hại - nhà hàng, tiệm cà phê, quán trà; đóng cửa các tờ báo và tạp chí đem các vấn đề quan điểm xã hội ra thảo luận; tìm cách hạ nhục giới trí thức trong mắt nhân dân. Điều này rất tiêu biểu cho những năm đầu cách mạng. Tôi nhớ rất rõ.

Ban lãnh đạo bolshevik xếp chung trí thức với tư sản và quý tộc. Mọi người trí thức đều bị coi là tư sản. Dù đó là viện sĩ Shakhmatov hay một ai đó khác. Bởi lẽ sự tự do tư tưởng vốn có đối với trí thức bao giờ cũng khiến cho các nhà nước kiểu độc tài hay ý hệ lo ngại nhiều nhất.

Nguồn: http://www.lihachev.r

August 6, 2009

Thầm lặng

Thầm lặng
Cung Trầm Tưởng


Người nhìn thuyền lượn quên nhìn sóng
Sóng nhả lực đưa trót lọt thuyền
người ngắm buồm căng quên bẵng gió
Sóng còng lưng, gió lả triền miên
Hoa nở để chờ mùa kết trái
Cành năng tâm tiếp vận an lành
Nhựa từ rễ xoắn sâu lòng đất
Hút mạch ngầm âm ỉ vô danh
Trời khô ráo, nắng thiều quang rực
Ðã trả mưa cho lúa được vàng
Kiến Tạo đơm đan dàn thượng thặng
Nắng lòng thầm lặng góp vinh quang


Thiện nguyện hóa thân làm chén hứng
Hứng nguyên điêu đứng lệ ai đầy
Tim se rót trả về tinh khiết
Rượu ấm, rượu nồng, hiền ngất ngây
Hãy nghiền ngẫm não như nghiền nho
Vắt kiệt cho trong nước rượu vò
Nào hỡi ai! Xin cùng cạn chén
Một ai đâu đó đụng chung đò
Ðau đớn lần hồi rồi biết ra
Lấy đêm im lặng làm ngôi nhà
Ðêm rơi trắng noãn, gieo trù mật
Thụ phấn ngày rồi chửa sữa hoa
Ðêm tròn trĩnh ngực, hoi dâng hiến
Bé úp mặt nhay vú mẹ hiền
Sáng Thế truyền lưu gien bất tử
Như Thần Linh Lửa gửi lòng lim
Suối róc rách kêu rừng thức dậy
Ðêm quằn quại dạ đẻ vừng đông
Một ngày như mọi ngày dương thế
Eo óc kim kê gáy rạng hồng

August 5, 2009

THIÊN SƯƠNG


THIÊN SƯƠNG




Mộng ở đầu cây mơ lá cây


Dòng sông ngừng chảy đợi mây bay


Kêu nhau nhỏ nhẹ sầu năm ấy


Chim hải hồ bay trắng tháng ngày




Tỉnh nhỏ quên rồi em ở đâu


Mây bỏ trời đi tìm sông sâu


Em về lồng lộng như sương trắng


Hồ chế trôi về Thương Hải Châu




Phạm Công Thiện

August 4, 2009

Những đồng minh anh hùng

Những đồng minh anh hùng

Tác giả: Harry F. Noyes III
Dịch giả: Ngô Kỷ


1. Những đồng minh anh hùng

Nguyên bản Anh ngữ "Heroic Allies" của Harry F. Noyes III được đãng trong nguyệt san "Vietnam", phát hành vào tháng 8 nãm 1993


Do Ngô Kỷ chuyển ngữ để kính tặng và tri ân sự chiến đấu dũng cảm và tuyệt vời của những Chiến Sĩ Quân Lực VNCH


Họ dáng người thì nhỏ nhắn, nói chuyện bằng những âm ngữ líu lo, thường chan nước mắm vào thức ãn và hay cầm lấy tay nhau. Chẳng ai ngạc nhiên lắm khi thấy những quân nhân Mỹ gởi qua Đông Nam Á - phần lớn họ còn rất trẻ, có một kiến thức nông cạn, được đào tạo trong một xã hội vị kỷ và hiểu rất ít về những nền vãn hóa khác - họ không cảm thông được tâm trạng của các binh sĩ VNCH (VNCH).


Thật đau lòng khi có nhiều cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại VN lại đi cấu kết với cái đám phản chiến cấp tiến, những tên trốn quân dịch và bọn chính khách hoạt đầu xúm nhau bôi nhọ danh dự của một Quân Lực đã chẳng còn có cõ hội để được tự bào chữa. Nhục mạ một quân đội đã sa cõ trên chiến trường vì bị Hoa Kỳ phản bội là một hành động đê tiện và bất xứng của những người Hoa Kỳ.


Có thể một số quý vị sẽ ngạc nhiên về lý luận của tôi. Làm sao tôi có thể biện hộ cho quân lực VNCH được? Phải chãng tất cả binh sĩ VNCH đều thuộc loại bất tài, xảo trá và hèn nhát? Không, không phải vậy. Trong bài này tôi sẽ vạch ra một số bằng chứng xác đáng để phản bác lại cái luận điệu đê hèn đó và phân tích lý do tại sao cái luận điệu đó phát sinh. Dĩ nhiên, quân đội VNCH không toàn hảo. Họ cũng có một số lãnh đạo tồi tệ, một số lính tráng hèn nhát, vài ba lần hoảng hốt bỏ chạy, xằng bậy và hung bạo. Tuy nhiên, các điều này cũng đã từng xảy ra đối với quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại Đông Nam Á.


Trong một số lãnh vực nhý: tổ chức, tiếp vận, tham mưu và chỉ huy, quân đội VNCH thua kém quân đội Hoa Kỳ thật. Nhýng họ làm gì khác hơn được khi đất nước họ là đất nước đang phát triển, họ mới giành độc lập từ tay chế độ thuộc địa và bất ngờ lao vào một trận chiến khốc liệt, đối đầu với kẻ thù hung hãng được vũ trang hùng hậu từ cả khối CS? Thật ra, các khuyết điểm của quân đội VNCH có cũng giống nhưcác khuyết điểm mà quân đội Hoa Kỳ mắc phải trong Trận Chiến Dành Độc Lập, dù rằng Hoa Kỳ vào thời cuối thế kỷ 18 đó có nhiều lợi điểm hơn, nhý:


- Tầm vóc của Cuộc Cách Mạng Dành Độc Lập hạn hẹp hơn và dễ điều khiển hơn.


- Khác với sự bị trị của VN, Hoa Kỳ qua kinh nghiệm bị trị đã nuôi dưỡng tinh thần tự trị địa phương và tạo thuận lợi cho quốc gia đào tạo nên những nhà lãnh đạo ýu tú.


- Quân đội Hoàng Gia Anh không bền bỉ như quân đội Bắc Việt.


- Có phải các binh sĩ Hoa Kỳ giỏi giang hơn các chiến hữu đồng minh của họ đến độ người Mỹ đối xử miền Nam VN với một thái độ khinh rẻ như vậy.


Câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên là: "Không!"


Bằng chứng cho câu trả lời đó thật rõ ràng. Ý đồ Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của Cộng quân là bẻ gẫy ý chí phòòng thủ của miền Nam VN. Nhýng chúng đã thất bại, binh sĩ VNCH đã chống trả một cách quyết liệt và hữu hiệu: không một đõn vị nào bị tan rã hay tháo chạy. Thậm chí cảnh sát cũng đã chiến đấu, họ dùng cả súng lục để bắn lại bộ đội chính quy của Bắc Việt trong khi những người bộ đội CS này thì lại được võ trang với vũ khí hạng nặng. Theo báo cáo cho thấy là vào thời điểm đó, số người tình nguyện nhập ngũ lên quá cao, đến nỗi chính phủ phải ngýng tuyển mộ lính trong một thời gian.


Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, các binh sĩ VNCH bị vây hãm tại An Lộc đã anh dũng tử thủ chống trả lại lực lượng hùng hậu của địch, cùng với những trận mýa pháo bất tận, và cuối cùng họ đã đè bẹp được những trận tấn công liên tục của các chiến xa địch quân. Sau đó, tôi được một cố vấn Mỹ kể lại chuyện một tiểu đội bộ binh VNCH được lệnh phải phá hủy 3 chiếc xe tãng của địch. Ông kể:


- Các binh sĩ của tiểu đội này phá hủy được một chiếc xe tãng, rồi sau đó họ lại tự quyết định bắt sống hai chiếc xe tãng kiạ Họ rượt bộ và bắt được thêm một chiếc nữa, còn chiếc kia thì chạy thoát. Khi trở về phòòng tuyến, họ bị khiển trách nặng nề.. vì đã để chiếc xe tãng kia tẩu thoát."


Tuy hành động của tiểu đội lính này không đúng với quân kỷ lắm, nhưng cái hành động đó đã nói lên tinh thần chiến đấu cao độ và sáng kiến tác chiến của rất nhiều binh sĩ VNCH. Chắc chắn sự kiện trên không thể hỗ trợ luận điệu cáo buộc họ hèn nhát được.


Một chứng cớ điển hình hơn, trong những giờ phút cuối cùng của miền Nam VN nãm 1975, khi mà nỗi tuyệt vọng bao trùm lên cả đất nước họ, khi mà biết rõ rằng Hoa Kỳ sẽ không yểm trợ gì nữa (ngay cả nhiên liệu và đạn dược); ấy thế mà một sý đoàn VNCH đã anh dũng cầm cự chiến đấu với bốn sý đoàn quân Bắc Việt trong suốt hai tuần lễ tại Xuân Lộc. Trên mọi bình diện, trận chiến Xuân Lộc đó cũng hào hùng nhưbất cứ trận chiến nào trong quân sử Hoa Kỳ. Các binh sĩ VNCH cuối cùng đã phải rút lui vì không lực của họ không còn bom cluster để yểm trợ cho lực lượng bộ binh đụng trận dưới đất.


Có lần tôi được coi một phim tài liệu truyền hình nói về một người phóng viên Úc đặc trách quay phim chiến trường. Khác với các phóng viên Mỹ, ông ta dành nhiều thì giờ theo sát binh sĩ VNCH. Ông ta công nhận tinh thần chiến đấu anh dũng của họ, và để minh chứng điều đó, ông đã cho trình chiếu cả cuốn phim. Ông ta nhớ lại rằng, trong chuyến thãm viếng một khu làng do địch quân kiểm soát, ông được nghe kể rằng CS sợ binh sĩ VNCH hơn là sợ binh sĩ Mỹ. Cái lý do chính là binh sĩ Mỹ quá ồn ào, do đó địch quân luôn nghe trước được đường tiến quân của họ. Làm sao có được điều so sánh này nếu trên thực tế các binh sĩ VNCH không thuộc loại lính thiện chiến.


Tuy nhiên, cái chứng cớ quan trọng nhất để chứng minh tinh thần chiến đấu cao độ của binh sĩ VNCH nằm trong hai sự kiện thật đơn giản và rõ ràng sau đây, dù rằng các sự kiện này thường bị làm ngõ hoặc giả vờ không biết nhằm che đậy sự thất bại của Hoa Kỳ tại VN. Sự kiện thứ nhất: Chiến tranh đã bắt đầu từ 7 nãm trước khi quân đội tác chiến Hoa Kỳ bước chân vào VN, và trận chiến đó vẫn tiếp tục kéo dài suốt 5 nãm sau khi Hoa Kỳ rút quân. Phải có những người đứng ra chiến đấu trong thời gian đó, và không ai khác hơn là các binh sĩ VNCH.


Sự kiện thứ hai: Có độ 1/4 triệu binh sĩ VNCH hy sinh trong cuộc chiến. Nếu đem so sánh tỷ lệ dân số hai nước, thì con số này phải tương đương với khoảng hai triệu người Mỹ chết (gấp đôi tổng số thương vong của tất cả cuộc chiến Hoa Kỳ cộng lại). Bạn không thể tổn thất lớn lao nhưvậy nếu bạn không thực sự chiến đấu.


Thế thì tại sao thanh danh quân đội VNCH lại bị xúc phạm nặng nề như vậy ?


Dĩ nhiên quân đội VNCH cũng có một số lần chiến đấu kém hiệu năng hoặc bị khủng hoảng, nhưng các trường hợp này cũng từng xảy ra trong quân đội Hoa Kỳ. Tôi biết một vị chỉ huy đơn vị pháo binh Hoa Kỳ đã có lần ra lệnh trực xạ vào địch quân vì lực lượng bộ binh Mỹ "bảo vệ" cho căn cứ pháo binh đã hốt hoảng tháo chạy trước hỏa lực hùng hậu của địch.


Sự kiện trên không có nghĩa là toàn thể quân đội Hoa Kỳ hèn nhát, và đôi lần thất bại của binh sĩ VNCH cũng không có nghĩa là toàn thể quân đội VNCH hèn nhát. Dù vậy, người ta lại rất dễ tin như thế khi được nghe kể lại từ chính miệng các cựu chiến binh Hoa Kỳ hoặc từ các chính trị gia nhằm chạy tội cho chính phủ Hoa Kỳ về việc bỏ rơi miền Nam VN trong cõn hấp hối. Sự thật của vấn đề được diễn tả khéo nhất qua mẩu đối thoại cách đây gần hai thế kỷ khi một mệnh phụ Anh hỏi Quận Công Wellington rằng: "Có bao giờ quân Anh tháo chạy trên chiến trường không?" Vị Thiết Quận Công này trả lời: "Thưa bà, tất cả binh sĩ đều bỏ chạy trên chiến trường."


Chỉ cần lướt qua quân sử cũng đủ để xác nhận điều này. Trong suốt cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy rất nhiều tấm gương can đảm nhưng cũng không thiếu gì các hành động khiếp nhược. Trên mặt trận, lúc đầu binh sĩ của hai phe Nam Bắc đều chiến đấu rất dũng cảm, rồi phòng tuyến vỡ, rồi bỏ chạy, rồi tái phối trí và chiến đấu trở lại. Không có quân đội nào được xem là có lòng hy sinh anh hùng hơn họ, nhưng những binh sĩ tham dự trận nội chiến này cũng không tránh khỏi những lúc thất điên bát đảo, và đó cũng là chuyện thường tình trên chiến trường.


Tác giả S.L.A. Marshall đã tường thuật chuyện một đại đội lính Mỹ trong Đệ Nhị Thế Chiến đã tháo chạy tán loạn trước tiếng la ré xung phong của một toán lính Nhật. Nhýng đại đội lính Mỹ khác thì lại tiếp tục chiến đấu, giết sạch hết toán lính Nhật (độ 10 người), và khám phá ra rằng hầu hết những tên lính Nhật này không võ trang gì cả. Nếu chuyện trên xảy ra cho một đõn vị quân đội VNCH, thì chắc chắn những kẻ muốn bôi nhọ quân đội này sẽ lợi dụng đó nhưlà một "cõ hội bằng vàng" để mạ lị rằng toàn thể quân lực VNCH là hèn nhát. Tại sao vậy ? Tôi đã nêu ra câu trả lời rồi. Tất cả tùy thuộc vào màu da và ngôn ngữ của các binh sĩ liên hệ. Sự thật bỉ ổi là việc mạ lị quân đội VNCH lại xuất phát từ tinh thần kỳ thị chủng tộc và bồng bột của nền vãn hóa Hoa Kỳ.


Tôi có thể làm chứng cho việc xuyên tạc đầy ác ý và phổ quát này. Khi vừa đến VN vào tháng 6 nãm 1969, tôi đã chứng kiến ngay sự ngu ngơ và thái độ khinh bỉ của một số người Mỹ đối với nhân dân và quân đội VNCH. Cái thái độ đó nằm trong mọi tập thể quân nhân da trắng lẫn da đen, trong các giới dân sự cũng nhưký giả Hoa Kỳ. Phong trào thù ghét đất nước và nhân dân VN bị lan tràn như một thứ bệnh dịch truyền nhiễm đáng ngạc nhiên.


Tôi quen một viên đại úy Hoa Kỳ tốt nghiệp về môn điện ảnh từ một viện đại học danh tiếng (một ngành chuyên môn được dùng để giúp nâng cao trình độ nhận thức quan sát). Khi viên đại úy này trở lại đõn vị sau một chuyến công tác ngắn tại Thái Lan, anh ta ca ngợi đáo để dân tộc Thái Lan. Anh nói rằng: "Dân Thái Lan cho con cái đi học khác hẳn với dân VN". Anh ta ngạc nhiên nhưng lại không lộ vẻ hối hận khi tôi chỉ cho anh thấy một ngôi trường VN sát nách doanh trại chúng tôi. Bất cứ ai có mắt cũng đều thấy hàng trãm em học sinh mặc đồng phục quần xanh áo trắng qua lại mỗi ngày, chỉ trừ anh chàng phim ảnh này không nhìn thấy các em mà thôi.


Thật là mỉa mai khi người VN có tiếng hiếu học hơn người Mỹ, và miền Nam VN đã nâng cao được mức biết đọc biết viết từ 20% lên 80% trong khi đất nước chiến tranh triền miên (và mặc dù CS chủ trương giết hại các giáo chức), thế mà lại bị anh chàng phim ảnh này cho rằng VN không có trường học. Vì bị gởi đi chinh chiến xa xôi và bị cách biệt gia đình, nên anh Mỹ này nảy sinh lòng oán ghét VN, và tạo nên thành kiến rằng mọi người VN đều đáng khinh. Do đó, trong đầu anh cứ ám ảnh là VN không có trường học, dần rồi cái tâm lý bệnh hoạn đó đã làm hý đi cái khả nãng nhận thức và đánh lừa cả thị giác của anh.


Hãy tưởng tượng cái tâm trạng của một tập thể lính Mỹ ít học, sống giữa một nền vãn hóa xa lạ và thần kinh lúc nào cũng bị cãng thẳng ra sao ?! Có lẽ chúng ta không nên trách cứ những người lính thiếu học này, lỗi là do nơi các cấp chỉ huy Hoa Kỳ đã huấn luyện họ hiểu một cách mơ hồ về đất nước VN cũng như về thực chất của cuộc chiến.


Tuy nhiên, đó không phải là cái cớ để các cựu chiến binh Mỹ huênh hoang rằng họ hiểu những cái mà họ đã thấy tại VN. Các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại VN cần được vinh danh về các đức tính can đảm, hy sinh, ái quốc của họ. Nhýng can đảm và hy sinh không đồng nghĩa với kiến thức. Đánh giặc tại VN không làm cho những người lính này trở thành những chuyên viên thông thạo về đất nước hoặc cuộc chiến VN, cũng như việc mang nặng đẻ đau không thể biến người đàn bà trở thành một chuyên gia về thai nhi học được.


Giới truyền thông Mỹ cũng chẳng khá gì hơn. Trong một phóng sự đầy thành kiến, tôi nghe một phóng viên lên án Không Lực VNCH - dù đã được tân trang qua chương trình VN Hóa Chiến Tranh - thế mà lại "đẩy cho Không Quân Hoa Kỳ" thực hiện những phi vụ nguy hiểm ngoài Bắc Việt. Trên thực tế Hoa Kỳ không muốn Không Quân VNCH bay ra Bắc (chỉ trừ vài phi vụ oanh tạc ban đầu). Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ muốn kiểm soát kế hoạch oanh tạc để dùng nó nhưmột lá bài thương thuyết. Vì không muốn miền Nam VN có bất cứ quyền kiểm soát nào trong chính sách oanh tạc, Hoa Kỳ đã trang bị cho Không Quân VNCH những vật dụng không thích hợp cho các phi vụ ra Bắc. Miền Nam VN không được cung cấp oanh tạc chiến đấu cõ, phi cõ tiếp liệu trên không, vũ khí hay các dụng cụ điện tử cần thiết cho các phi vụ này. Đó là quyết định của người Mỹ.


Câu hỏi đặt ra là có phải người phóng viên truyền hình nêu trên dốt đặc về sự kiện đó hay giả vờ không biết nhằm đi hạ nhục những đồng minh của Hoa Kỳ. Dựa vào các lời lẽ lố bịch, chói tai và thanh âm của anh ta, tôi kết luận rằng anh ta chủ mưu làm như vậy.. Một thí dụ khác nói lên cái thành kiến của giới truyền thông, đó là trận chiến vây hãm Khe Sanh. Nếu bạn đi hỏi một ngàn người Mỹ từng nghe biết về trận đánh này rằng đõn vị nào chiến đấu tại Khe Sanh, thì có lẽ hầu hết đều trả lời là Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Nhưng sẽ làm họ ngạc nhiên nếu có một người trong số ngàn người đó nói rằng có một tiểu đoàn Biệt Động Quân VNCH đã cùng chia sẻ nỗi gian lao với các đồng minh Thủy Quân Lực Chiến Hoa Kỳ trong trận chiến ngặt nghèo đó.


Có nhiều đõn vị VNCH khác cũng đã hỗ trợ chiến đấu bên ngoài vòng đai cãn cứ Khe Sanh. Giới truyền thông Mỹ không đếm xỉa đề cập đến các chiến hữu đồng minh của Hoa Kỳ, mà họ chỉ để ý đến những điều bê bối thôi, bởi vậy những binh sĩ VNCH chiến đấu cam khổ này đã bị trở thành những chiến sĩ "vô hình" của Khe Sanh. Tất cả thành kiến - trong quân đội cũng nhưtrong truyền thông - được thể hiện rõ ràng qua các bản tin chiến sự về cuộc hành quân Hạ Lào nãm 1972.


Trong cuốn phim tài liệu truyền hình mười nãm trước đây, có một đoạn phỏng vấn lính Mỹ trong lúc chiến trường Hạ Lào đang tiếp diễn. Các lính Mỹ được phỏng vấn này đang sống an toàn tại hậu cứ Nam VN. Họ "giải thích" về sự chiến đấu của quân đội VNCH với những lời lẽ khinh bỉ và kỳ thị. Thế mà sau đó người phóng viên này đã ca ngợi khen mấy người lính G.I Mỹ đó am tường về tình hình chiến sự hơn là các nhà tướng lãnh Hoa Kỳ.


Trận Hạ Lào đã trở thành đề tài vì nó có liên quan đến một tấm hình có cảnh người lính VNCH bám vào cái càng máy bay trực thãng để trốn chạy khỏi chiến trường. Tấm hình này bị bêu riếu khắp nước Mỹ ngày này qua tháng nọ nhưlà một "bằng chứng" về sự khiếp nhược của quân lực VNCH. Thực tế, đây là một trò cổ điển nói lên mãnh lực của sự xuyên tạc hình ảnh. Thật ra thì sự việc nó diễn tiến nhưsau : Binh sĩ VNCH bị tấn công bởi một lực lượng Cộng quân hùng hậu. Quân đội Hoa Kỳ đã thất bại trong việc yểm trợ nhưđã hứa vì hỏa lực phòng không của địch quá mạnh. Những báo cáo cho biết là lính trên trực thãng đã đạp những thùng đạn đại bác từ cao độ 5,000 feet xuống với hy vọng chúng sẽ rõi vào vòng đai của quân đội VNCH. Các trực thãng đó đã không thể nào bay thấp hơn được.


Đại tá Robert Monelli, một sĩ quan Hoa Kỳ có mặt trong mặt trận đó đã kể lại trên báo Armed Forces Journal số 19 tháng 4 nãm 1972 nhưsau: "Một tiểu đoàn VNCH với 420 binh sĩ bi bao vây liên tiếp trong ba ngày bởi một trung đoàn CS độ 2,500 đến 3,000 tên. Quân đội Hoa Kỳ không thể tiếp tế cho họ được. Họ phải chiến đấu cho tới khi gần hết đạn, rồi mở đường máu bằng khí giới tịch thu của địch. Họ đã mang theo tất cả binh sĩ bị thương và cả một số xác chết. Không ảnh thám sát chụp được rõ ràng có 637 xác địch rải rác chung quanh cãn cứ. Về phía quân đội VNCH, tiểu đoàn trên chỉ còn lại có 253 binh sĩ sau khi đến được vòng đai bạn. Chừng 17 người trong số binh sĩ này bị khủng hoảng và đã bám vào càng trực thãng để chạy trốn, số binh sĩ còn lại thì không làm nhưvậy."


Bây giờ, có thể một số người cho rằng hành động bám vào càng trực thãng đang bay và dễ làm mồi cho hỏa lực phòng không địch là một hành động gan dạ. Hãy xếp đề tài đó qua một bên, tôi muốn đề cập đến việc là tại sao chỉ có một trường hợp riêng lẻ nhưvậy - xáp lá cà mở đường máu rút lui (được coi là một chiến thuật khó khãn nhất trong binh thý) lại bị thổi phồng để đi lên án cả một quân lực, cả một quốc gia, cả một dân tộc?


Câu trả lời là tại vì kỳ thị chủng tộc. Các người lính VNCH bám lủng lẳng vào trực thãng bị coi là những tên ngoại quốc hợm hĩnh. Nhýng nếu là lính Mỹ, hay cả lính Anh, thì hành động này đã gây được lòng trắc ẩn vì được biện minh rằng họ vừa trải qua một cuộc thử thách đầy cam go. Bằng cớ cho lập luận này có thể thấy được qua cái phản ứng của người Mỹ đối với cuộc rút lui của binh sĩ Hoàng Gia Anh trong những ngày đầu của trận Đệ Nhị Thế Chiến. Từng có một số lần nhục nhã đã xảy ra trong quân đội Hoàng Gia Anh tại Dunkirk và nhiều nõi khác. Tại Dunkirk, một trung sĩ trên một chiếc tàu cấp cứu đã chĩa súng tiểu liên vào các binh sĩ khủng hoảng để duy trì trật tự. Trên một con thuyền khác, binh sĩ phải dùng báng súng đánh vào đầu một viên sĩ quan để ông ta khỏi leo qua mép thuyền làm nước tràn vào. Tại Crete, một lữ đoàn Tân Tây Lan phải lập vòng đai an toàn quanh biển bằng dao gãm để ngãn chặn binh sĩ Hoàng Gia Anh tràn ngập lên thuyền. Cái hình ảnh quân đội Hoàng Gia Anh đõn thân độc mã chống lại Hitler nãm 1940 thì ca ngợi là một biểu tượng đầy đủ dữ kiện, còn những trường hợp riêng lẻ nhưcác trường hợp kể trên không được phép làm hoen ố cái bức tranh toàn cảnh dũng cảm và tận tụy của những người lính chiến.


Thành thật mà nói thì quân đội VNCH đã chiến đấu một cách tầm thường trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, ngoại trừ trận đánh hào hùng và tuyệt cú tại mặt trận Xuân Lộc. Nói vậy chứ nó cũng có những nguyên do của nó. Và cũng có nhiều yếu tố để ta tin rằng nếu nhận được sự yểm trợ chân thành từ phía Hoa Kỳ, quân đội VNCH đã có thể tạo được những trận thý hùng nhưkiểu Xuân Lộc, và không chừng ngay cả việc họ đã cứu vãn được đất nước.


Vấn đề đặt ra đây một lần nữa không phải đề bàn đến cách ứng xử của miền Nam VN, nhưng chính là đem so sánh cách ứng xử của họ với Hoa Kỳ để xem liệu Hoa Kỳ ứng xử ra sao nếu Hoa Kỳ bị nằm trong một hoàn cảnh, tình huống tương tự. Và thật sự - nếu binh sĩ Hoa Kỳ bị bỏ rõi giống nhưHoa Kỳ đã cắt viện trợ Miền Nam VN một cách nặng nề trong nãm 1974, nhiều tháng trước khi địch quân mở những trận tổng công kích lần chót. Hậu quả là chỉ có rất ít nhiên liệu và đạn dược cung cấp cho miền Nam VN. Phi cõ và quân xa của VNCH bị nằm ụ vì thiếu phụ tùng. Binh sĩ phải ra trận với máy truyền tin mà không có batteries, và các toán cứu thương thiếu cả các loại thuốc thang cãn bản. Pháo binh thì bị giới hạn bắn được ba trái đạn mỗi ngày trong ngày cuối cùng của cuộc chiến. Tình trạng bi đát đến nỗi tý lệnh quân đội Bắc Việt xâm lãng miền Nam VN, tướng Vãn Tiến Dũng cũng thừa nhận rằng khả nãng di động và hỏa lực của quân đội VNCH đã sút giảm phân nửa. Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp về vật chất, chúng ta cũng phải để ý đến những tác hại tinh thần đối với các binh sĩ VNCH. Lợi dụng tình thế bi thảm này, quân đội Bắc Việt đã ào ạt tấn công với đầy đủ vũ khí tối tân, chiến xa và đại bác di động.


Vâng, quân đội VNCH đã bại vong. Họ đã vất bỏ các chiến cụ (phần lớn đã không còn dùng được vì thiếu phụ tùng) và một số đạn dược (số đạn mà họ đã dành dụm tối đa cho đến khi nó trở thành quá muộn để bắn, bởi vì họ biết rằng sẽ không bao giờ nhận được tiếp tế nữa). Vậy thì lỗi của ai ? Của họ.. .hay của Hoa Kỳ ?


Vâng, miền Nam VN rút quân khỏi các tỉnh cao nguyên e có phần trễ và vụng về, đýa đến sự khủng hoảng và sụp đổ. Nhưng làm sao chính phủ miền Nam VN lại cam tâm bỏ rơi đồng bào họ sớm hơn trước được, khi mà địch quân chưa tung ra một áp lực nào ? Đã có lúc miền Nam VN hy vọng oanh tạc cõ B52 Hoa Kỳ sẽ trở lại giúp họ ngãn chặn làn sóng tiến quân của CS. Nhưng khi rõ ràng là việc này sẽ không xảy ra, binh sĩ trở nên hoang mang là một điều dễ hiểu thôi. Tinh thần chiến đấu suy sụp, nhiều binh sĩ bị bỏ ngũ - không phải họ hèn nhát hay không muốn chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhưng bởi vì họ không muốn chết một cách vô ích trong khi gia đình đang cần.


Liệu Hoa Kỳ đã có thể làm gì khá hơn nếu ở trong tình trạng y hệt miền Nam VN thời 1975 ? Liệu các đơn vị Hoa Kỳ có tiếp tục hăng say chiến đấu trong lúc quân xa và hệ thống truyền tin thì hư hỏng, y tế thì què quặt, nhiên liệu và đạn dược thì thiếu thốn, không được máy bay yểm trợ - lại phải đương đầu trước một địch quân hùng hậu hỏa lực, đầy đủ tiếp liệu và tinh thần phấn khởi ? Tôi không tin như vậy. Liệu miền Nam VN có thể chiến thắng vào nãm 1975 nếu chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho họ một số lượng tương đương với số tiếp liệu mà khối CS đổ vào Bắc Việt ? Câu trả lời không ai biết được. Nhưng chắc chắn một điều là họ cũng có được cơ hội chiến đấu bình đẳng, thế mà Hoa Kỳ đã phản bội tước đi cái cơ hội này của họ. Chắc chắn họ đã có thể chiến đấu một cách hiệu quả hơn. Rồi dù có thua, họ cũng thua một cách hào hùng trong một trận chiến để đời, và biết đâu đã chẳng tạo được một cuộc kháng chiến thần thánh như A Phú Hãn.


Ví dù miền Nam VN có bị đại bại hoàn toàn, cái yểm trợ tận lực của Hoa Kỳ sẽ cho phép người Mỹ nhún vai và nói rằng họ đã cố gắng hết sức. Nhưng, Hoa Kỳ đã không tận lực, mà trái lại người Mỹ lại còn cố gắng che đậy sự thật bằng cách bôi nhọ miền Nam VN và nhục mạ quân lực VNCH đã sai lầm.


Bây giờ đã quá trễ để Hoa Kỳ chuộc lại tội ác tầy trời khi bỏ rõi nhân dân miền Nam VN vào tay CS. Nhưng nó chưa quá trễ để Hoa Kỳ thú nhận lỗi lầm trong việc nhục mạ họ. Và cũng chưa quá trễ để bắt đầu vinh danh các thành quả và lòng dũng cảm của những binh sĩ VNCH đã chiến đấu bảo vệ lý tưởng tự do .



Không,một con số không vĩ đại.

  • Người biết quá nhiều nhìn Cộng Sản ngày nay:
  • Trước mắt ngày nay chẳng có cái gì hết, không lý thuyết

  • cách mạng vô sản,không Đảng Cộng sản, không "Bác Hồ"

  • anh minh lãnh đạo mà chỉ là một cuộc vơ vét cuối cùng

  • của đoàn thủy thủ chuẩn bị nhảy khỏi con tàu sắp đắm

  • với hành khách là nhân dân Việt Nam bất hạnh!

  • Đoàn thủy thủ ấy gồm những tên lưu manh vô học,

  • những tên giám-đốc-không-vốn, những tay cầm đầu

  • hải quan mà buôn lậu, những tay phụ trách tư pháp,

  • tòa án, thanh tra chuyên nghề kết án người vô tội,

  • những tên quản lý nhà đất ,cướp nhà, cướp đất

  • để chia nhau vô tội vạ, những kẻ buôn lậu ma túy

  • nằm ngay trong những trung tâm đầu não chống ma túy.

  • Và ở bậc cao nhất của cung đình là những tên đại lưu manh

  • trơ tráo,chẳng Mác chẳng Xít gì, đang trấn áp, đe dọa người dân

  • bằng nhà tù, súng đạn, để ăn cướp bất cứ thứ gì có thể cướp,

  • vơ vét của cải đất nước làm của riêng, lấy tiền bỏ vào

  • các tài khoản khổng lồ ở nước ngoài do con, cháu,

  • bồ bịch, tay chân chúng làm chủ. Tô Hải