Phát hiện mới về bí mật tái sinh
Dr Karl
Regrowth mystery reborn
Chúng ta ai cũng biết số năm tuổi của mình. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự hỏi cơ thể bạn có thể hiện đúng lứa tuổi của bạn và liệu quan điểm tế bào cơ thể tái tạo sau 7 năm là đúng?
Phát hiện mới về bí mật tái sinh
Đã bao giờ bạn tự hỏi cơ thể bạn có thể hiện đúng lứa tuổi của bạn hay không?
Lý thuyết số 7
Số 7 là con số đặc biệt trong đời sống văn hóa con người. Chúng ta có 7 ngày trong một tuần, 7 thứ tội lỗi trong Kinh thánh. Thậm chí ngày nay, nhiều cuốn sách mang tính khích lệ thường đánh số 7 lên tựa sách.
Số 7 đặc biệt được nhắc tới trong vấn đề tái tạo cơ thể con người. Cứ 7 năm cơ thể con người sẽ được ‘làm mới’ một lần. Chân lý này được thể hiện dưới nhiều hình thức, từ quảng cáo thức ăn dinh dưỡng cho tới văn học hiện đại hay trong các bài diễn văn khích lệ.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới gần đây đã đo được tuổi thọ chính xác của từng tế bào khác nhau trong cơ thể. Nghiên cứu cũng chỉ ra lý thuyết 7 năm tái sinh một lần chỉ mang tính đánh đồng chung chung.
Bạn bao nhiêu tuổi?
Một câu hỏi tưởng dễ trả lời nhưng hóa ra lại là vấn đề hóc búa. Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: nếu tính tuổi theo mốc khởi điểm là khi con người được sinh ra thì ai cũng già hơn cơ thể mình.
Có rất nhiều bí ẩn liên quan tới quá trình lão hóa. Ví như tại sao con người lại sống lâu hơn các loài động vật có vú khác? Tại sao chỉ con người và cá voi mới có thời kỳ mãn kinh? Tốc độ tự tái sinh giữa các bộ phận cơ thể con người có có sự khác nhau thế nào.
Chìa khóa để giải quyết bí mật này nằm trong chất Carbon: mọi sinh vật sống trên trái đất đều hấp thụ Carbon từ môi trường sống quanh nó. Carbon có nhiều loại hay đồng vị khác nhau. Đặc biệt là tất cả các dạng Carbon có trong sinh quyển đều tồn tại dưới dạng đồng vị không phóng xạ C12. Tuy nhiên, cứ hàng triệu triệu nguyên tử C12 thì lại có một nguyên tử đồng vị phóng xạ C14.
Bầu khí quyển luôn tồn tại một lượng C14 nhất định. C14 tự sản sinh trong môi trường tự nhiên, là kết quả của va chạm giữa các tia vũ trụ (tia nơtron chứa các hạt này) và Nitơ. Phóng xạ C14 có chu kỳ bán phân hủy là 5.730 năm, có nghĩa là cứ sau 5.730 năm thì C14 chỉ còn một nửa. Qua hàng tỉ năm, số lượng phân hủy và tái tạo của C14 luôn giữ cân bằng và điều này giúp cho sinh vật sống đều hấp thu C14 ở mức thấp. Thế nhưng một khi sinh vật chết đi, cơ thể sẽ không hấp thu C14 nữa và số lượng này sẽ bán phân hủy cứ sau 5730 năm.
Tuy nhiên, khi con người chế tạo ra vũ khí hạt nhân, C14 cũng được sinh ra trong các vụ nổ. Vào năm 1963, khi mọi thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong bầu khí quyển bị cấm, người ta đo được mức độ hấp thụ C14 tự nhiên trong cơ thể sinh vật sống đã tăng gấp đôi.
Tuổi thọ của cơ thể con người
Các nhà khoa học nhận ra rằng C14 từ vũ khí hạt nhân có thể dùng làm đồng hồ đo tuổi thọ của tế bào và nó đã mở ra một bước đột phá lớn cho nghiên cứu mới này.
Tiến sĩ Jonas Frisen đến từ Thụy Điển và Tiến sĩ David Fink từ tổ chức Công nghệ và Khoa học Hạt nhân Úc là hai trong nhiều tác giả của báo cáo 'Vỏ não và sự hình thành tế bào não ở loài người bị hạn chế phát triển'.
Tiến sĩ Fink và đồng sự của ông đã sử dụng một kỹ thuật hết sức tinh tế được gọi là Công nghệ Khối Phổ kế Gia tốc( Accelerator Mass Spectrometry). Phương pháp này cho phép ông dựng được mẫu thử nhỏ đến 10 phần triệu gram (tương đương với nghiên cứu 5 triệu tế bào DNA).
Khám phá đặc biệt nhất mà các nhà khoa học tìm được là tuổi của tế bào thần kinh não bằng đúng độ tuổi của chúng ta. Điều này hợp lý vì các tế bào thần kinh tại trung khu quan sát và trí nhớ lưu giữ lại được những gì mà con người thấy và ghi nhớ suốt cuộc đời mình.
Tuy nhiên, tế bào trong tiểu não (khu vực chi phối sự tập trung, cân bằng và điều phối) thì lại trẻ hơn 2,9 năm so với tuổi đời của con người. Điều này hoàn toàn phù hợp vì khả năng cân bằng và điều phối hoạt động được phát triển dần trong những năm tháng sơ sinh của trẻ nhỏ.
Một nghiên cứu khác cho thấy tốc độ phát triển của tế bào cũng khác nhau ở những bộ phận cơ thể khác nhau.
Đường ruột tính từ miệng tới hậu môn dài khoảng 10 mét. Những tế bào ở thành ruột thì cứ 5 năm lại thay đổi một lần. Trong khi đó, tế bào trong ruột lại theo chu kỳ ‘làm mới’ 15,9 năm 1 lần.
Tế bào da thì cứ khoảng hai tuần lại có sự ‘chuyển mình’ một lần. Tế bào máu được tái tạo sau 120 ngày trong khi tế bào cơ thì khoảng 15,1 năm.
Xương cứ 10 năm lại có sự tái sinh. Tuy nhiên chất carbon trong men răng không bao giờ thay đổi nên tế bào răng cứ đúng 1,6 năm sẽ được tái tạo. Chúng ta vẫn không biết được cơ thể con người sử dụng hết bao nhiêu ‘công suất’ trong cuộc đời nhưng giờ thì chúng ta biết rõ lý thuyết tế bào cứ 7 năm thay đổi một lần là sai lầm như chính quan niệm một con mèo có 9 mạng sống.